Tuyên án tử hình đối với Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Sau hơn một tháng xét xử và nghị án kéo dài, ngày 11-4, TAND TP.HCM đưa ra phán quyết đối với Trương Mỹ Lan (Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo liên quan.

Các bị cáo trong vụ án bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”; “Đưa hối lộ”; “Nhận hối lộ”; “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bị cáo Trương Mỹ Lan.

Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bị cáo Trương Mỹ Lan.

Sau ngày 1 ngày công bố bản án, HĐXX sơ thẩm TAND TP.HCM quyết định tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tử hình về tội “Tham ô tài sản” và 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt chung cả 3 tội danh là tử hình.

Theo HĐXX, trước khi hợp thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), bị cáo Trương Mỹ Lan đã thu mua cổ phần của ba ngân hàng là Ngân hàng SCB, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất. Khi Ngân hàng Nhà nước cho phép hợp nhất ba ngân hàng, lợi dụng chính sách tái cơ cấu lại ngân hàng, tính đến tháng 10-2022, bị cáo Lan đã thâu tóm, nắm giữ khoảng 91,5% cổ phần tại Ngân hàng SCB.

Dù bị cáo Lan không nắm giữ các chức vụ tại SCB nhưng bị cáo này gián tiếp sở hữu trên 91% cổ phần của ngân hàng, nên bị cáo Lan có quyền chi phối, quyết định các vấn đề của ngân hàng này. Do đó bị cáo Lan thỏa mãn là chủ thể của tội “Tham ô tài sản”.

Lợi dụng vai trò là cổ đông gần như tuyệt đối của Ngân hàng SCB, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị cáo: Bùi Anh Dũng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, Võ Tấn Hoàng Văn… rút tiền ra khỏi SCB để phục vụ mục đích của mình gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn.

Theo HĐXX, hành vi của Trương Mỹ Lan kéo dài trong suốt một thời gian từ năm 2012-2022. Trong đó, giai đoạn từ năm 2012 đến ngày 31-12-2017 đã phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 179 - BLHS năm 1999.

Còn giai đoạn từ 1-1-2018 trở về sau do chính sách pháp luật có sự thay đổi, BLHS 2015 đã quy định tội “Tham ô tài sản” áp dụng đối với cả các pháp nhân ngoài Nhà nước, nên hành vi của bị cáo Lan và các bị cáo khác đủ yếu tố cấu thành tội “Tham ô tài sản”. Do đó, HĐXX thấy rằng Viện KSND Tối cao truy tố bị cáo Lan là có căn cứ...