Tuân thủ pháp luật

(ANTĐ) -Một trong những video clip được lan truyền rộng rãi thu hút nhiều sự chú ý nhất tuần qua là hình ảnh cô gái trẻ nhảy chồm chồm, tát bôm bốp vào mặt một chiến sỹ CSGT. Nhiều người đã bình luận về việc này với rất nhiều cảm xúc khác nhau.

Hất cảnh sát lên nóc capo, phun nước bọt vào mặt, xé áo, giật biển hiệu, cướp công cụ hỗ trợ của cảnh sát... là những hình ảnh xuất hiện liên tục trong thời gian gần đây. Hành vi chống trả người thi hành công vụ ngày càng manh động, nguy hiểm.
Nhiều bài báo khi thông tin về những việc này chỉ nêu hiện tượng, với xu hướng ngờ vực hoặc suy diễn nguyên nhân sự việc xuất phát từ lỗi của người thừa hành công vụ. Điều này không công bằng và thiếu khách quan, tích tụ lại và dần dần hình thành một tâm lý xã hội tiêu cực: đưa người dân làm đối trọng với người thực thi luật pháp.
Trong bất kỳ xã hội nào, cảnh sát là lực lượng được Nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, người dân có quyền và trách nhiệm phê bình nếu những người thực thi công vụ có hành vi hành xử chưa đúng mực, nhưng trên hết vẫn là thái độ tôn trọng, hợp tác và tuân thủ luật pháp mà cảnh sát đang thay mặt Nhà nước thực hiện. Công dân chống lại cảnh sát tức là chống lại Nhà nước.
Rõ ràng, đang có những lỗ hổng lớn trong công tác giáo dục pháp luật để hình thành thói quen tự giác tuân thủ luật pháp của công dân. Và đã không tự giác thì bao giờ cũng xuất hiện tư tưởng, hành vi chống đối. Muốn tạo thói quen, hai yếu tố quan trọng nhất là thuyết phục và cưỡng chế. Một khi tuyên truyền, giáo dục chưa đem lại hiệu quả cần thiết thì phải cưỡng chế.
Những người thực thi pháp luật cũng phải tự hoàn thiện mình, từ sự am hiểu pháp luật đến những nỗ lực rèn luyện, điều chỉnh hành vi cho phù hợp, đúng mực. Đồng thời, pháp luật cần phải bảo vệ những người thực thi công vụ một cách tốt nhất. Trong các luật hành chính và hình sự hiện hành của chúng ta, việc chống trả, gây thương tích, thậm chí xâm phạm đến tính mạng người đang thực thi công vụ chỉ được coi là tình tiết tăng nặng, như vậy là chưa nghiêm. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống luật pháp hoàn thiện, người thực thi công vụ có quyền và trách nhiệm hành động ngay khi phát hiện thấy những biểu hiện có nguy cơ gây mất an toàn cho chính họ. Trong một Nhà nước pháp quyền với ý thức thượng tôn pháp luật, cần can thiệp sớm để loại trừ những ý định tấn công người thực thi công vụ trước khi nó kịp biến thành hành vi.
Một trong những video clip được lan truyền rộng rãi thu hút nhiều sự chú ý nhất tuần qua là hình ảnh cô gái trẻ nhảy chồm chồm, tát bôm bốp vào mặt một chiến sỹ CSGT. Nhiều người đã bình luận về việc này với rất nhiều cảm xúc khác nhau.
Hất cảnh sát lên nóc capo, phun nước bọt vào mặt, xé áo, giật biển hiệu, cướp công cụ hỗ trợ của cảnh sát... là những hình ảnh xuất hiện liên tục trong thời gian gần đây. Hành vi chống trả người thi hành công vụ ngày càng manh động, nguy hiểm.
Nhiều bài báo khi thông tin về những việc này chỉ nêu hiện tượng, với xu hướng ngờ vực hoặc suy diễn nguyên nhân sự việc xuất phát từ lỗi của người thừa hành công vụ. Điều này không công bằng và thiếu khách quan, tích tụ lại và dần dần hình thành một tâm lý xã hội tiêu cực: đưa người dân làm đối trọng với người thực thi luật pháp.
Trong bất kỳ xã hội nào, cảnh sát là lực lượng được Nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, người dân có quyền và trách nhiệm phê bình nếu những người thực thi công vụ có hành vi hành xử chưa đúng mực, nhưng trên hết vẫn là thái độ tôn trọng, hợp tác và tuân thủ luật pháp mà cảnh sát đang thay mặt Nhà nước thực hiện. Công dân chống lại cảnh sát tức là chống lại Nhà nước.
Rõ ràng, đang có những lỗ hổng lớn trong công tác giáo dục pháp luật để hình thành thói quen tự giác tuân thủ luật pháp của công dân. Và đã không tự giác thì bao giờ cũng xuất hiện tư tưởng, hành vi chống đối. Muốn tạo thói quen, hai yếu tố quan trọng nhất là thuyết phục và cưỡng chế. Một khi tuyên truyền, giáo dục chưa đem lại hiệu quả cần thiết thì phải cưỡng chế.
Những người thực thi pháp luật cũng phải tự hoàn thiện mình, từ sự am hiểu pháp luật đến những nỗ lực rèn luyện, điều chỉnh hành vi cho phù hợp, đúng mực. Đồng thời, pháp luật cần phải bảo vệ những người thực thi công vụ một cách tốt nhất. Trong các luật hành chính và hình sự hiện hành của chúng ta, việc chống trả, gây thương tích, thậm chí xâm phạm đến tính mạng người đang thực thi công vụ chỉ được coi là tình tiết tăng nặng, như vậy là chưa nghiêm. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống luật pháp hoàn thiện, người thực thi công vụ có quyền và trách nhiệm hành động ngay khi phát hiện thấy những biểu hiện có nguy cơ gây mất an toàn cho chính họ. Trong một Nhà nước pháp quyền với ý thức thượng tôn pháp luật, cần can thiệp sớm để loại trừ những ý định tấn công người thực thi công vụ trước khi nó kịp biến thành hành vi.