Tội “cố ý gây thương tích” hay “giết người”?

(ANTĐ) - Hôm qua 27-4, TAND huyện Gia Lâm đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo phạm tội “cố ý gây thương tích”. Sau khi vị chủ tọa phiên tòa công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX đã tạm dừng phiên tòa và nêu vấn đề triệu tập thêm các giám định viên.

Tội “cố ý gây thương tích” hay “giết người”?

(ANTĐ) - Hôm qua 27-4, TAND huyện Gia Lâm đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo phạm tội “cố ý gây thương tích”. Sau khi vị chủ tọa phiên tòa công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX đã tạm dừng phiên tòa và nêu vấn đề triệu tập thêm các giám định viên.

Các bị cáo tại phiên tòa diễn ra vào hôm qua 27-4
Các bị cáo tại phiên tòa diễn ra vào hôm qua 27-4

Con nợ chém người

Theo nội dung Cáo trạng số 03, ngày 5-1-2010 của VKSND huyện Gia Lâm, Hà Nội,  22h ngày 11-2-2008, anh Nguyễn Đình Bài (SN 1961, trú tại phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm) đến nhà Lê Văn Thắng (SN 1963, ở số nhà 78, Dốc Lã, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm) để đòi số tiền 120 triệu đồng mà Thắng nợ từ năm 2001. Do Thắng chưa có tiền trả nên anh Bài chửi Thắng và hai bên xảy ra xô xát rồi lao vào đánh nhau. Sau đó, Thắng gọi điện đến Công ty cổ phần Lưới thép Hà Nội (nơi Thắng đang làm việc) gặp Nguyễn Kiều Hưng (SN 1975, là giám đốc công ty), nhờ Hưng bảo mấy anh em đến hỗ trợ.

Hưng đã nói với Trịnh Việt Cường (SN 1975, là nhân viên bảo vệ), Lê Quang Thịnh (SN 1983), Nguyễn Mạnh Tiến (SN 1982), Chu Minh Tuân (tức Tân, SN 1975), Nguyễn Mạnh Nghĩa (SN 1985) và Tô Khánh Sơn (1984) đều là công nhân của công ty đến giúp Thắng. Thấy Cường và Thịnh đi xe máy đến nhà Thắng mang theo một dùi cui sắt (là công cụ hỗ trợ bảo vệ khi làm nhiệm vụ), còn Thịnh mang theo 1 con dao chặt củi. Khi cả nhóm đến nơi, thấy Thắng và anh Bài vẫn đang đánh nhau Cường, Thịnh vào can ngăn liền bị anh Bài dùng mũ bảo hiểm đánh lại. Thấy vậy, Cường dùng dùi cui, còn Thịnh và Thắng dùng dao lao vào đánh, chém anh Bài. Do không đánh trả được các đối tượng trên nên anh Bài đã bỏ chạy về phía Công ty Việt Hà (thuộc địa bàn xã Yên Thường). Thắng cùng đồng bọn tiếp tục truy đuổi, đánh anh Bài chỉ đến khi gục ngã trước cổng Công ty Việt Hà mới thôi.

Sau đó, anh Bài đã được nhân dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức với 11 vết chém vào người, trong đó, 2 vết chém đặc biệt nguy hiểm, một ở đỉnh đầu và một vết chém vào cổ. Tại Biên bản giám định pháp y số 102/GDPY, ngày 5-3-2008 của Tổ chức Giám định pháp y TP Hà Nội kết luận: Tỷ lệ tổn hại sức khỏe của anh Nguyễn Đình Bài là 29%. Còn tại Biên bản giám định số 38/PY-GĐ ngày 25-2-2009, của Viện pháp y Quân đội kết luận: Tỷ lệ thương tật của anh Nguyễn Đình Bài là 37% tạm thời (trong đó 16% vĩnh viễn).

Bỏ lọt tội phạm

Trong các ngày 21, 23 và 27-4-2009, TAND huyện Gia Lâm đã mở phiên tòa xét xử các bị cáo Lê Văn Thắng, Trịnh Việt Cường và Lê Quang Thịnh bị VKS Gia Lâm truy tố về tội “cố ý gây thương tích”. Tại phiên tòa, HĐXX đã nhận định, căn cứ vào các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và qua việc xét hỏi tranh luận tại tòa, đối chiếu với quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, HĐXX thấy có đủ căn cứ xác định các bị cáo phạm tội “giết người” nên kiến nghị với TAND cấp trên xem xét về tội danh đối với 3 bị cáo Thắng, Cường và Thịnh. Liên quan đến vụ án, HĐXX còn khẳng định: “Việc không truy tố Nguyễn Kiều Hưng là bỏ lọt người phạm tội với vai trò đồng phạm giúp sức”.

Sau khi nghị án HĐXX ra quyết định tuyên phạt Thắng 8 năm tù, Cường 9 năm tù và Thịnh 6 năm tù. Sau đó, VKSND huyện Gia Lâm đã có kháng nghị, đồng thời các bên cũng kháng cáo bản án sơ thẩm lên cấp phúc thẩm. Ngày 21-7-2009, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm vụ án và đã tuyên hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 32/HSST của TAND huyện Gia Lâm để điều tra lại theo thủ tục chung. Trong quá trình điều tra bổ sung, anh Bài khai, ngày 11-1-2008, ngoài Thắng, Cường và Thịnh tham gia vào việc gây thương tích cho anh còn có cả Nguyễn Kiều Hưng.

Điều đáng nói, tại bản Cáo trạng số 03 ngày 5-1-2010, của VKSND Gia Lâm đưa ra truy tố các bị can vẫn chưa làm rõ được vấn đề có bỏ lọt tội phạm hay không và tội danh truy tố đã chính xác so với hành vi phạm tội của các bị cáo đã thực hiện. Cụ thể, tại trang 4 của bản cáo trạng sơ thẩm cho rằng: “Ngoài lời khai của anh Bài, không có tài liệu nào khác chứng minh việc Nguyễn Kiều Hưng có tham gia đánh Bài hay không nên không có căn cứ truy cứu Hưng là đồng phạm với vai trò giúp sức”. Tuy nhiên, tại Bút lục số 67 và 68 ngày 17-3-2008 thì lời khai của Thắng trước cơ quan điều tra đều khẳng định “khi xảy ra xô xát, tôi (Thắng), Cường, Thịnh, Hưng đã đuổi đánh anh Bài”. Vậy tại sao VKS không xác định Hưng tham gia với tư cách là bị cáo mà chỉ tham gia với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người làm chứng?

Thanh Quang