- Kháng cáo quá hạn vẫn được chấp nhận nếu do trở ngại khách quan
- Mua dâm nợ tiền nên bị tố cáo cưỡng bức
- Bị phạt tiền do bán dâm đó chính là tiền sự
Luật sư trả lời:
Luật sư Đặng Văn Sơn (Văn phòng Luật sư Đặng Sơn và Cộng sự; Số 31, ngõ 192, đường Tam Trinh, Hà Nội) |
Nếu bạn chỉ cho người quen mượn “sổ đỏ” thôi thì chắc chắn bạn của bạn sẽ không thể vay được tiền ngân hàng mà phổ biến hay xảy ra là thế chấp tài sản cho người khác vay tiền hoặc vay tiền của người khác và viết giấy bán tài sản. Từ đó, người cho bạn vay tiền hoặc người được thế chấp lợi dụng sự không hiểu biết pháp luật mà sang tên rồi vay tăng, vay số tiền lớn dẫn đến không trả được. Và khi đến hạn thanh toán, do người vay tiền không trả dẫn đến việc ngân hàng khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng liên quan đến khoản vay, còn bạn sẽ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Khi giải quyết vụ án thì theo Điều 227, Bộ luật Tố tụng dân sự: “Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa”. Tiếp đến, khi “Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau”:
- Thứ nhất, nếu bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
- Thứ hai, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật.
Như vậy là lần đầu xét xử, bạn có đơn xin hoãn phiên tòa thì Tòa án sẽ phải hoãn xét xử. Ở lần xét xử thứ hai này, bạn đã đến tòa nhưng không thấy ai. Lẽ ra bạn cần phải liên lạc với Tòa án, cụ thể là Thẩm phán hoặc Thư ký được phân công giải quyết vụ án để làm rõ lý do chậm xét xử hay có xét xử hoặc không xét xử. Mục đích nhằm thông báo, chứng minh bạn đã đến Tòa án theo đúng Giấy triệu tập. Do bạn không thực hiện việc này nên sau khi bạn ra về, Tòa án vẫn xét xử vụ án là đúng quy định pháp luật. Dù vậy, bạn vẫn hoàn toàn có quyền kháng cáo bản án mà cấp sơ thẩm đã tuyên. Tuy nhiên nếu chỉ vì lý do như bạn nêu để hủy án sơ thẩm thì thực tế rất khó xảy ra.
Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật xin mời gửi thư đến tòa soạn, địa chỉ số 82 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội; hoặc gọi điện đến Đường dây nóng: (024)39426618; 0903289922; hoặc hòm thư điện tử: bandoc@anninhthudo.vn.