A Bát vốn là người chăm chỉ, tháo vát, lại biết vun vén, nên căn nhà của anh ngày càng lớn hơn, đất đai điền sản cũng rộng hơn. Chỉ có điều, dù căn nhà có lớn đến đâu, hễ có cãi nhau với người làng, A Bát lại chạy quanh đủ 3 vòng.
Tất cả những người quen biết A Bát đều không hiểu được hành động của anh. Và dù có hỏi thế nào, A Bát cũng nhất quyết không trả lời. Cho đến một ngày, ông A Bát đã rất già, sau khi tranh cãi với một người hàng xóm, dù điền thổ của ông khi ấy đã rộng không kể xiết, nhưng ông vẫn nhất quyết chống gậy đi quanh. Tới lúc Mặt trời đã xuống núi, ông A Bát vẫn chưa đi hết vòng, ngồi thở dốc trên một tảng đá. Đứa cháu nội khi đó chạy đến cầu xin ông thôi không đi nữa, đồng thời hỏi xem nguyên nhân vì sao ông cố chấp đến thế.
Thấy đứa cháu gặng hỏi cho bằng được, ông lão cuối cùng mới tiết lộ bí mật của mình: “Khi ông còn trẻ, mỗi lần cãi nhau với người ta, lại chạy 3 vòng quanh nhà, vừa chạy vừa nghĩ, nhà đất của mình bé như vậy, mình làm gì có tư cách, có thời gian đi tranh cãi với người khác, thế nên thấy cơn giận tan biến, tập trung tâm sức vào làm việc”. “Vậy khi ông đã có nhà to rồi thì sao?”, đứa cháu hỏi. “Đến giờ mà ta vẫn còn những lúc tức giận, nên phải chạy quanh nhà, vừa chạy vừa nghĩ, nhà đất của mình đã to như vậy, vì sao còn phải so đo với người khác. Nghĩ đến đó, tự nhiên không còn cáu giận”.