Hải sản: Phó Giáo sư Lona Sandon, chuyên gia về dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm y tế tây nam, Đại học Texas, Dallas khuyến cáo: nên hạn chế ăn hải sản và thịt trong thời gian phát bệnh. Những thực phẩm từ động vật giàu purine, một chất sau khi vào cơ thể sẽ bị phân hủy thành axit uric - tác nhân gây bệnh gút. Thông thường, chỉ nên ăn tối đa 100-150 gram thịt và hải sản mỗi ngày.
Tiến sĩ Scott Zashin, một chuyên gia về viêm khớp cho biết: nên loại bỏ hoàn toàn một số loại hải sản trong thực đơn hàng ngày như cá trích, cá ngừ, và cá trống. Tuy nhiên, tôm hùm, cá chình và cua thì lại tương đối an toàn.
Bia: Uống bia tăng khả năng tái phát bệnh gút gấp 2 lần. Nó không chỉ làm tăng hàm lượng axit uric mà còn khiến cơ thể khó đào thải loại chất này. Sandon, phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ cho biết: “Rượu là sự lựa chọn tốt hơn, nhưng không nên uống nhiều. Trong thời gian phát bệnh, bạn nên kiêng rượu hoàn toàn”.
Thịt đỏ: Không phải tất cả các loại thịt đều có hàm lượng purine như nhau. Thông thường, ăn thịt trắng tốt hơn thịt đỏ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ăn thịt đỏ cũng có thể được. Gà tây và ngỗng có hàm lượng purine cao hơn so với các loại thực phẩm khác, vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế ăn. Gà ta và vịt là sự lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, nên ăn phần đùi sẽ tốt hơn so với phần ức và da.
Đồ uống có đường: Tránh đồ uống ngọt có hàm lượng fructose cao như nước sô-đa hoặc nước hoa quả. Các chất ngọt sẽ kích thích cơ thể sản sinh axit uric nhiều hơn. Một nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy: nữ giới cũng có nguy cơ mắc bệnh gút cao nếu uống đồ uống có nhiều fructose.
Một số loại rau: Măng tây, súp lơ, rau chân vịt và nấm có hàm lượng purin cao hơn so với các loại rau khác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng có thể ăn các loại rau này. Ăn nhiều rau cải sẽ giúp cơ thể dễ dàng đào thải chất purine.
Nội tạng động vật: Nếu bạn bị bệnh gút, các loại nội tạng như gan, thận, lá lách cần phải loại bỏ hoàn toàn trong thực đơn hằng ngày của gia đình.