- Mất hồ sơ gốc, thời điểm hưởng lương hưu của người lao động tính thế nào?
- Một công ty phần mềm ở Đà Nẵng thưởng Tết cao nhất hơn 1 tỷ đồng cho quản lý, gần 900 triệu cho người lao động
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2023, nhìn chung trong bối cảnh thế giới có nhiều thách thức, nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm tích cực, bức tranh xã hội có nhiều nét tươi sáng, khả quan, đời sống của người dân được cải thiện, các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo.
Trong báo cáo tổng kết công tác năm 2023, Bộ LĐ-TB&XH cũng nhìn nhận, cùng với sự phục hồi và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi, lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập của người lao động đều tăng so với năm 2022.
Năm 2023, thu nhập bình quân của lao động là 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459.000 đồng so với năm trước.
Trong đó, thu nhập bình quân của lao động khu vực thành thị là 8,7 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn là 6,2 triệu người/tháng.
Mặc dù vậy, Bộ LĐ-TB&XH cũng thừa nhận, số người lao động đang làm việc có xu hướng tăng, nhưng thị trường lao động chưa có sự cải thiện về chất lượng lao động, khi số lao động làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Thị trường lao động Việt Nam vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, năm 2024 dự báo tình hình thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp; kinh tế tiếp tục còn đối mặt với khó khăn thách thức. Vì thế, ngành Lao động sẽ tập trung triển khai tốt các chính sách ổn định thị trường lao động, tạo công ăn việc làm.