Thêm căn cứ pháp lý cho doanh nghiệp, cá nhân có thể ký kết hợp đồng điện tử từ xa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Với hệ thống xác thực hợp đồng điện tử mà Bộ Công Thương vừa ra mắt, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thêm căn cứ và cơ sở triển khai hình thức ký kết từ xa một cách rộng rãi, ứng dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động, kinh doanh trong đời sống xã hội.
Bộ Công Thương chính thức ra mắt hệ thống xác thực hợp đồng điện tử

Bộ Công Thương chính thức ra mắt hệ thống xác thực hợp đồng điện tử

Sáng nay (16-6), Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam - Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam hiện đã được hoàn thiện.

HượpBộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế (TMĐT&KTS) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng các giải pháp hỗ trợ, phát triển, ứng dụng hợp đồng điện tử rộng rãi tại Việt Nam; thực hiện chủ chương của Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường.

Cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý để cấp đăng ký cho các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, Cục TMĐT&KTS đã giao Trung tâm Tin học và Công nghệ số nghiên cứu, phối hợp cùng các doanh nghiệp CNTT, viễn thông, hạ tầng số, để xây dựng các giải pháp hỗ trợ bên thứ ba như: ngân hàng, kiểm toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan thuế, các đơn vị liên quan khác; có thể kiểm tra, xác thực được giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.

Việc Bộ Công Thương ra mắt hệ thống xác thực hợp đồng điện tử sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thêm căn cứ và cơ sở triển khai hình thức ký kết từ xa một cách rộng rãi và ứng dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động, kinh doanh trong đời sống xã hội.

Theo Bộ Công Thương, hiện hợp đồng điện tử hiện tại đã có đủ các căn cứ pháp lý tương đương với hợp đồng giấy; Nay có thêm việc xác minh nội dung hợp đồng bởi Bộ Công Thương qua Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam CeCA, các bên tham gia hợp đồng đã có được sự xác thực thông tin bởi cơ quan nhà nước cho tài liệu đã ký kết.

Với dấu thời gian và con dấu điện tử từ Bộ Công Thương trên tài liệu đã ký, các bên tham gia ký kết hoàn toàn có thể ứng dụng làm căn cứ trong các hoạt động kinh doanh, pháp lý cần xác thực của mình.

Đại diện cho một trong những nhà cung cấp giải pháp chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA), ông Phan Hoàng Việt – Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom cho biết: “Số hóa quy trình ký kết hợp đồng sẽ là nhu cầu thiết yếu trong tương lai gần. Đây chính là bước đệm để các doanh nghiệp bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu.

Việc kết nối Giải pháp Chứng thực Hợp đồng điện tử (vContract) của Viettel vào Trục chứng thực hợp đồng điện tử Việt Nam sẽ giúp vContract đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật.