Thế giới chào đón năm mới

(ANTĐ) - Năm mới đến với mọi người ở các nước khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Ở mỗi nước khác nhau có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống riêng. Có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu phong tục năm mới. Dưới đây là một số phong tục đón Tết ở một số nơi trên thế giới

Thế giới chào đón năm mới

(ANTĐ) - Năm mới đến với mọi người ở các nước khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Ở mỗi nước khác nhau có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống riêng. Có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu phong tục năm mới. Dưới đây là một số phong tục đón Tết ở một số nơi trên thế giới

Tục lệ đón Tết tại một số nước châu Á

* Trung Quốc: Cũng giống như người Việt Nam, người Trung Quốc nô nức đón Tết truyền thống - tết Xuân theo âm lịch. Khi Tết đến, mọi nhà đều trang hoàng nhà cửa, treo câu đối, tranh tết... Đêm cuối cùng của năm được gọi là "trừ tịch". Đó là lúc cả nhà đoàn tụ, quây quần bên nhau, dùng bữa cơm đầu năm khá thịnh soạn. Ăn cơm xong, cả nhà lại ngồi nói chuyện vui vẻ hoặc rủ nhau đi dạo chơi.

Cả nhà xum vầy trong bữa cơm đầu năm của người Trung Quốc
Cả nhà xum vầy trong bữa cơm đầu năm của người Trung Quốc

Vào lúc O giờ, mọi nhà bắt đầu đốt pháo (nhiều nơi tục này đã bỏ) đón năm mới. Sang mồng một Tết mọi người đi chúc Tết trong họ tộc, bạn bè với những lời tốt đẹp nhất. Trong 3 ngày tết, khắp nơi đều sôi nổi diễn ra các hoạt động văn hoá, văn nghệ như múa đèn, múa rồng, múa lân (múa sư tử), nhảy cao, đua thuyền...

* Nhật Bản: người Nhật coi Tết dương lịch là Tết truyền thống. Bởi vậy, nhà nhà chuẩn bị cho việc đón tết rất chu đáo - sự chuẩn bị này có khi kéo dài cả tháng. Tối 30 Tết, cả gia đình sum họp trong niềm vui phấn khởi mừng năm mới. Lễ đón giao thừa vào 12h đêm được tiến hành tại Chùa khi chùa điểm 108 tiếng chuông xua đuổi ma tà năm cũ, đón năm mới.

Sáng mồng một, người đứng đầu gia đình và người hợp tuổi phải dậy sớm trước khi mặt trời mọc ra giếng múc những gầu nước đầu tiên của năm mới về đun nước, pha trà hoặc để tắm, sau đấy làm cơm cúng thần. Để ngăn cản không cho ma quỷ vào nhà, người Nhật lấy dải dây trắng treo trước cửa nhà.

Món ăn truyền thống trong dịp năm mới của người Nhật Bản
Món ăn truyền thống trong dịp năm mới của người Nhật Bản

Năm mới, trong mỗi gia đình người Nhật đều cắm cành trúc, cành đào để tỏ sự thịnh vượng và sức khoẻ dồi dào. Buổi sáng mồng một. Nhật hoàng làm lễ tế trời, cầu phúc cho chúng dân nên nhân dân đi chùa rất đông. Mồng hai, mồng ba mới đi thăm viếng họ tộc, bạn bè. Ngày tết, người Nhật có mỹ tục viết và gửi nhiều thiếp chúc tết cho nhau.

* Mông Cổ Trước đây người ta ăn Tết theo âm lịch (khoảng 21/1 - 19/2 dương lịch) và người Mông Cổ gọi Tết này là Tết Bạch nguyệt.

Trước đêm giao thừa, nhà nào cũng gắng dọn nhà, lều cho sạch sẽ, làm món tất niên thật ngon nhưng không thể thiếu món thịt cừu. Họ ăn bữa cơm tất niên vào đúng lúc mặt trời lặn. Để ngăn chặn cái ác xâm nhập vào nhà, bao giờ cũng vậy, trước khi ăn bữa cơm này, người chủ gia đình phải ra khỏi lều lấy cành đào đại có gai đặt lên mi cửa. Tiếp đó chủ nhà gặm hết thịt cừu của một chiếc đùi cừu rồi bẻ xương biểu thị tống cựu nghinh tân.

Đồng thời cả nhà hoan hô chúc mừng. Chúc xong cả gia đình phân phát thịt cừu cho mọi người và bữa cơm bắt đầu. Ngày mồng một, mồng hai con cháu đi chúc tết các bậc huynh trưởng, mồng ba đi chúc tết bạn bè. Nhưng hiện nay, người Mông Cổ không đón Tết theo âm lịch mà lấy ngày 1/1 dương lịch làm ngày tết truyền thống.

Tại các nước châu Âu

* Nga: Ngày lễ giáng sinh, một cây thông lớn được trang trí tại quảng trường điện Kremli (Matxcơva). Đúng giao thừa, ông già Noel xuất hiện giữa ánh đèn màu rực rỡ. Lại có cả nàng công chúa tóc vàng diễm lệ. Cả hai đều vác túi quà trên vai phát cho trẻ rồi cùng nhảy múa vui vẻ với mọi ngời.

Đón năm mới tại Nga
Đón năm mới tại Nga

* Ukraina: Sáng mồng 1 tết, nông dân Ukraina đem thóc, ngô rắc xung quanh nhà cầu trời ban cho một năm phong đăng hoà cốc, được mùa bội thu.

* Pháp: Ở Paris, ngày mồng một, trong rạp hát, nếu có một diễn viên nào ôm lấy người tưới vòi rồng, ngay trên sân khấu, giữa lúc "temps mort" thì điều đó biểu hiện sự may mắn trong năm. Ai đi đường gặp được một viên lính thuỷ, thì đó cũng là điều may mắn, nếu một lúc gặp được ba người lính thuỷ thì một điều đại cát.

* Anh: Tết đến nhà nào cũng treo trước nhà một cành tầm gửi và coi đó là biểu thị của hạnh phúc. Đêm trừ tịch dân Anh cũng hội họp để đón giao thừa giống như dân Pháp. Lại có lệ lúc đồng hồ gõ chuông đánh tiếng thứ nhất đến tiếng chót chỉ 12giờ đêm, họ cố làm nhanh cho xong ba việc: 1. Viết ba điều ước lên một mảnh giấy lụa. 2. Đốt mảnh giấy đó. 3. Lấy tro ấy bỏ vào cốc rượu sâm banh, khuấy lên và uống cạn cả rượu lẫn tro. Thực hiện việc ấy thì người ta cho rằng sẽ được một trong ba điều ước.

* Italia: Đại thể giống như nước Pháp. Cuộc vui đặc biệt nhất của sứ sở này là dạ hội hoá trang. Người tham dự đều mang mặt nạ không cho ai nhận ra ai cả.

* Mỹ: Đêm trừ tịch tất cả đều ra khỏi nhà. Họ rong chơi đây đó, tay cầm sẵn túi đựng hoa giấy. Gặp bất cứ ai họ cũng có thể tung hoa giấy lên tóc người ấy để cầu vui . Có người lại mang cả kèn, trống, đàn ra đường chơi cho thoả thích để mừng xuân. Mười hai giờ đêm nhà thờ đổ chuông. Tiếng chuông đổ dồn dập mãi 4,5 giờ mới thôi.

Nước Mỹ đón xuân mới
Nước Mỹ đón xuân mới

* Tây Ban Nha: Trước khi bước sang năm mới, kể từ 25, suốt 5 ngày không ai được... cười. Từ sáng mồng 1 tết ai cũng phải... luôn luôn cười và... cười hết cỡ để đón năm mới.

* Hy Lạp: Ngày đón năm mới của người Hy Lạp là ôm đá qua cửa nhà mình cầu cho năm mới một năm được mùa, cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

* Ma-đa-gat-ca: Bữa cơm chiều cuối năm của người Mađagatca chỉ quy định ăn một số món ăn nấu nướng bằng thực phẩm một số gia cầm. Bữa cơm đầu năm mới, con gái tặng bố mẹ đôi gà biểu thị lòng tôn kính, biết ơn. Với người thân thì tặng chân gà tỏ lòng thân thiết, quan tâm.

* Canađa: Sắp bước sang năm mới, người Canađa xây tường tuyết bao quanh nhà. Họ cho đó là biện pháp thần hiệu trừ ma quỷ, cả năm sẽ vui vẻ bình yên.

PV (Tổng hợp)