- Những đồ uống tăng cường giải độc gan tốt cho sức khỏe
- Những loại đồ uống giải rượu, giúp thải độc gan hiệu quả
Nước ép bưởi, cam hoặc nước chanh
Uống nước ép bưởi cùng với thuốc vì có thể xảy ra tương tác bất lợi làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Nước ép bưởi ức chế enzyme CYP3A4, khiến thuốc không được chuyển hóa và đào thải ra khỏi cơ thể theo tốc độ bình thường. Điều này làm tăng nồng độ thuốc trong máu, dẫn đến nguy cơ quá liều, tăng tác dụng phụ hoặc độc tính của thuốc. Trong một số trường hợp, bưởi có thể ức chế các protein vận chuyển giúp thuốc đi vào tế bào để hấp thu. Trong nước ép cam và nước chanh chứa hàm lượng vitamin C cao cùng lượng đáng kể axit. Nếu sử dụng 2 loại nước ép này khi đang uống thuốc sẽ khiến thuốc bị mất gần hết tác dụng.
![]() |
Tốt nhất nên uống thuốc với nước lọc để tránh tương tác có thể gây hại sức khỏe |
Nước ép lựu
Nước ép lựu chứa các hợp chất có khả năng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể, đặc biệt là thông qua các enzyme tại gan và protein vận chuyển thuốc. Bản thân nước ép lựu đã có tác dụng làm giảm huyết áp. Khi kết hợp với thuốc điều trị tăng huyết áp, tác dụng hạ huyết áp sẽ bị cộng gộp. Điều này có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp quá mức gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Một số nghiên cứu cho thấy nước ép lựu có thể ức chế enzyme CYP3A4 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa nhiều loại thuốc, bao gồm cả một số thuốc trị tăng huyết áp và statin. Khi enzyme này bị ức chế, nồng độ thuốc trong máu có thể tăng lên, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.
Sữa và đồ uống pha chế từ sữa
Rất nhiều người có thói quen uống sữa cùng với thuốc hoặc uống sữa ngay sau khi vừa uống thuốc. Tuy nhiên đây là điều không nên, bởi thành phần trong sữa cản trở hấp thu thuốc. Sữa chứa nhiều canxi, sắt và các khoáng chất khác. Khi các ion kim loại này kết hợp với một số hoạt chất trong thuốc có thể tạo thành các hợp chất khó tan trong đường tiêu hóa. Điều này khiến thuốc không được hấp thu vào máu một cách đầy đủ, dẫn đến giảm tác dụng điều trị hoặc mất tác dụng của thuốc.
Cà phê, nước trà
Một số người có thói quen uống thuốc bằng nước trà hoặc cà phê. Điều này làm giảm hầu hết tác dụng của thuốc, khiến bệnh lâu khỏi. Không những vậy uống cà phê cùng thuốc sẽ gây hại cho dạ dày nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm. Trong các loại nước uống thể thao có nồng độ kali cao. Nếu bạn đang uống thuốc chống suy tim hoặc thuốc hạ huyết áp mà uống loại nước này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Đồ uống chứa kali
Một số đồ uống và thực phẩm có chứa nhiều kali như: Chuối, cam, bơ, một vài loại rau lá xanh, người đang dùng thuốc kê đơn như thuốc trị tăng huyết áp, thuốc trị suy tim hay thuốc lợi tiểu nên thận trọng. Nguyên nhân nếu dùng cùng nhau sẽ làm tăng nồng độ kali trong cơ thể. Sự mất cân bằng nồng độ kali trong cơ thể sẽ có hại, có thể dẫn đến buồn nôn, nôn mửa và thậm chí là ngừng tim.
Đồ uống chứa cồn (rượu)
Nhiều loại thuốc có thể tương tác với rượu, làm thay đổi sự trao đổi chất hoặc tác dụng của rượu và/hoặc thuốc. Một số tương tác này có thể xảy ra ngay cả khi mức độ uống vừa phải và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người uống. Nhiều loại thuốc kê đơn có thể tương tác với rượu, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc đối kháng thụ thể histamine H2, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, opioid và warfarin. Ngoài ra, nhiều loại thuốc không kê đơn và thảo dược cũng có thể gây ra tác dụng tiêu cực khi dùng chung với rượu. Vì vậy, nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, nên tránh uống rượu.
Để uống thuốc đúng cách
Điều quan trọng nhất khi sử dụng thuốc để phòng hoặc chữa bệnh là phải dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách. Tuân thủ liều lượng và không được ngừng dùng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng một cách tùy tiện. Nếu quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra, nếu gần đến liều tiếp theo thì hãy đợi và uống, không bao giờ được uống quá liều cho phép.
Nếu trước đây bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, đang sử dụng thuốc được kê đơn của cơ sở y tế khác hoặc đang dùng thuốc thảo dược, thực phẩm bổ sung sức khỏe, vitamin tổng hợp... cần phải thông báo với bác sĩ. Tốt nhất nên uống thuốc với 1 cốc nước lọc đầy tương đương 150-200ml. Uống thuốc mà không uống đủ nước cũng có thể khiến thuốc không hoạt động bình thường, thậm chí có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn trong một số trường hợp. Lượng nước cần thiết cũng có thể phụ thuộc vào dạng bào chế. Ví dụ, có thể cần uống nhiều nước hơn khi dùng viên nang lớn hơn so với thuốc viên nhỏ hoặc thuốc dạng lỏng.