Tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2022, người lao động được lợi thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 vừa được công bố. Với việc tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng lợi.
Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm tăng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng sẽ tăng

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm tăng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng sẽ tăng

Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội (hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội) giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước. Cuối mỗi năm, Bộ LĐ-TB&XH sẽ công bố một hệ số mới áp dụng cho năm sau.

Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022 được thực hiện theo Thông tư 36/2021 như sau:

Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Năm

Trước

1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,10

4,33

4,09

3,96

3,68

3,53

3,58

3,59

3,46

3,35

3,11

2,87

2,67

2,47

2,01

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022


Mức điều chỉnh

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,2

1,19

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,0

1,0


Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,01

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,2

1,19

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022


Mức điều chỉnh

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,0

1,0


So với bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2021, hệ số trượt giá năm 2022 có sự tăng nhẹ. Cụ thể, mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của bảng năm 2022 có sự thay đổi như sau: năm 1995 tăng từ 4,25 lên 4,33; năm 1996 tăng từ 4,02 lên 4,09; năm 1997 tăng từ 3,89 lên 3,96...

Việc tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội có lợi hơn cho người lao động.

Cụ thể, căn cứ Điều 2 và Điều 3 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, hệ số trượt giá được sử dụng để tính tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm theo công thức sau:

Tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sau điều chỉnh

=

Tổng tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm

x

Hệ số trượt giá BHXH của năm tương ứng

Tiền lương tháng/thu nhập đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh sẽ được dùng để tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập đóng bảo hiểm xã hội (Mbqtl) của người lao động. Mbqtl bằng tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh chia cho tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, khi hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022 tăng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng sẽ tăng. Nhờ đó, các khoản tiền được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng tăng theo như: tiền bảo hiểm xã hội một lần, lương hưu hằng tháng...