Tai nạn giao thông tăng trong 3 ngày nghỉ lễ

(ANTĐ) - Trong 3 ngày nghĩ lễ vừa qua (tính từ 2 đến hết 4-9), số trường hợp bị tai nạn giao thông vào cấp cứu tại BV Việt Đức tăng đột biến so với ngày thường, trong đó có rất nhiều ca bị chấn thương sọ não nặng do không đội mũ bảo hiểm.

Tai nạn giao thông tăng trong 3 ngày nghỉ lễ

(ANTĐ) - Trong 3 ngày nghĩ lễ vừa qua (tính từ 2 đến hết 4-9), số trường hợp bị tai nạn giao thông vào cấp cứu tại BV Việt Đức tăng đột biến so với ngày thường, trong đó có rất nhiều ca bị chấn thương sọ não nặng do không đội mũ bảo hiểm.

Cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn giao thông tại BV Việt Đức

Cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn giao thông tại BV Việt Đức

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng khoa Khám bệnh - BV Việt Đức cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2010, trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận khoảng 118 ca tai nạn thương tích vào cấp cứu, trong đó số ca tai nạn giao thông trung bình khoảng 48,7 ca/ngày. Tuy nhiên, trong 3 ngày lễ vừa qua, cả số ca tai nạn nói chung, số ca tai nạn giao thông nói riêng vào cấp cứu đều tăng mạnh, thậm chí còn tăng cao hơn cả dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5. Tính chung 3 ngày, bình quân mỗi ngày có khoảng 140 ca tai nạn vào cấp cứu, trong đó số ca tai nạn giao thông dao động ở mức 60-70 ca/ngày và phần lớn là người ở các tỉnh lân cận Hà Nội. Số ca bị chấn thương nặng, chấn thương sọ não trong dịp nghỉ lễ này cũng tăng mạnh so với ngày thường.

34% ca tử vong do TNGT có uống rượu, bia quá mức

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố Chương trình phòng chống tác hại của rượu, bia và lái xe tại Việt Nam. Giai đoạn đầu của Chương trình được thực hiện tại 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình đến hết năm 2011, trong đó có nội dung mở các chiến dịch cưỡng chế xử lý mạnh mẽ các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nồng độ cồn trên tuyến đường thuộc 2 tỉnh thực hiện chương trình. TS Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, rượu, bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây TNGT tại Việt Nam. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong do TNGT có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép là 34%.

Cụ thể, ngày 2-9 BV tiếp nhận 70 ca tai nạn giao thông nhập viện thì có 45 ca bị chấn thương sọ não, trong đó có 30 ca đội mũ bảo hiểm, 15 ca không đội mũ và 25 không rõ (không rõ đội mũ bảo hiểm hay không). Tương tự, ngày 3-9 có 33 ca chấn thương sọ não, trong đó có 14 ca do không đội mũ bảo hiểm; ngày 4-9 có 35 ca chấn thương sọ não, trong đó 16 ca do không đội mũ bảo hiểm, chiếm gần 50%. Số bệnh nhân đến khám phải hồi sức nặng và nhập viện cũng tăng cao rõ rệt. Trung bình phòng hồi sức nặng đặc biệt của BV Việt Đức chỉ tiếp nhận 15 bệnh nhân/ngày nhưng những ngày qua lên 23 bệnh nhân/ngày. Trong 3 ngày nghỉ lễ có 13 ca tử vong và quá nặng xin về, trong khi bình thường không quá 2 ca/ngày.

Ngoài ra, trong ngày 4-9, BV Việt Đức đã tiếp nhận 1 ca khá đặc biệt, chấn thương nặng ở cổ do bị tấn công nhằm cướp xe. Các bác sĩ khoa Cấp cứu của BV cho biết, bệnh nhân là ông Trần Văn T., 52 tuổi ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), được chuyển từ BV Nam Thăng Long đến BV Việt Đức sau khi đã được cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp nặng, mất nhiều máu do vết cắt sâu ở cổ và nhiều vết chém ở mặt, tay và trên người. Theo tìm hiểu ban đầu, khoảng 4h cùng ngày, khi ông T. đang chờ khách ở ga Hà Nội thì có 1 thanh niên khoảng 20 tuổi nói là sinh viên đến thuê ông T. chở về Đại học Mỏ địa chất ở Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) với giá 50.000 đồng. Khi lái xe đến đường Nam Thăng Long, ông T. bất ngờ bị tên này ngồi từ phía sau dùng dao cắt ngang cổ, sau đó chém nhiều nhát lên mặt, tay và người, quật ngã ông xuống đường cướp xe, tẩu thoát. Dù bị cắt cổ nhưng ông T. vẫn cố gắng chống cự, giằng co và tri hô người đến cứu, trước khi ngất lịm đi. Hiện sau gần 1 ngày điều trị tích cực tại BV Việt Đức, ông T. đã qua cơn nguy kịch tuy nhiên vẫn phải tiếp tục điều trị bởi không loại trừ vết thương vùng cổ cắt qua khí quản.

Duy Tiến