- Quy định pháp luật về giải quyết tang vật liên quan đến vụ án
- Phạm tội trong thời gian thử thách không được hưởng án treo
- Điều kiện để đang thi hành án mắc bệnh hiểm nghèo được tạm đình chỉ để chữa bệnh
Sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm việc nặng nhọc sẽ bị phạt từ 30 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù
Luật sư trả lời: Theo quy định của Điều 161 - Bộ luật Lao động thì người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên được quy định tại Điều 163 - Bộ luật Lao động như sau:
“1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần.
Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác.
5. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hóa”.
Việc doanh nghiệp bắt các em làm việc quá 8 giờ trong 1 ngày hoặc quá 40 giờ trong 1 tuần là vi phạm nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên. Việc xử lý hành vi này của doanh nghiệp được quy định tại Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật Lao động có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Luật sư Đặng Thành Chung - Giám đốc Công ty luật TNHH An Ninh (Phòng 305 - Tòa nhà số 8 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội)
Ngoài ra, trong trường hợp có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người sử dụng lao động còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 296 - Bộ luật Hình sự như sau:
“1. Người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 - 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31 - 60%...”.