Sau tháng 12-2022: Giá xăng dầu tăng mạnh do thuế bảo vệ môi trường tăng?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Tháng 12-2022 là tháng cuối thực hiện giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Song mức thuế này chỉ được áp dụng đến hết 31-12-2022. Từ 1-1-2023, mức thuế này có thể cao gấp nhiều lần hiện nay.

Được thông qua ngày 6/7/2022, Nghị quyết 20/2022/UBTVQH15 đã đưa mức thuế bảo vệ môi trường, giá đối với xăng, dầu chạm “đáy”. Tuy vậy, mức thuế này chỉ được áp dụng đến hết 31-12-2022. Đầu năm 2023, mức thuế bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện theo biểu thuế tại Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14.

Cũng từ tháng 12, 3 Thông tư mới điều chỉnh về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức một số ngành sẽ chính thức có hiệu lực. Đáng chú ý là việc bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với nhiều chức danh.

Đó là những viên chức ngành tài nguyên và môi trường (gồm địa chính viên, điều tra viên tài nguyên môi trường, dự báo viên khí tượng thủy văn, kiểm soát viên khí tượng thủy văn, quan trắc viên tài nguyên môi, đo đạc bản đồ viên);

Viên chức chuyên ngành thể dục thể thao gồm huấn luyện viên và hướng dẫn viên; Viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ, gồm nghiên cứu viên, trợ lý nghiên cứu, kỹ sư, kỹ thuật viên.

Sau tháng 12-2022, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu có thể cao gấp nhiều lần hiện nay

Sau tháng 12-2022, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu có thể cao gấp nhiều lần hiện nay

Tháng 12-2022 cũng là tháng cuối cùng sử dụng giấy để xác nhận các nội dung liên quan đến cư trú. Bởi khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 (có hiệu lực từ 1/7/2021), kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết 31-12-2022.

Ngoài các quy định trên, Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng có hiệu lực từ 24-12.

Theo đó, Toán, Văn, Lịch sử là 3 môn học THPT bắt buộc trong trường nghề. Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: Môn học bắt buộc: Toán, Ngữ Văn, Lịch sử. Môn học lựa chọn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí.

Trong đó, thời lượng giảng dạy của các môn học như sau: Toán, Ngữ văn: 252 tiết/môn học; Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử: 168 tiết/môn học.

Về kiểm tra, đánh giá, môn học thời lượng giảng dạy từ 168 tiết có 1 điểm đánh giá thường xuyên; môn học thời lượng giảng dạy 252 tiết có 2 điểm đánh giá thường xuyên. Trong mỗi kỳ, mỗi môn học có 1 điểm đánh giá định kỳ.

Học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định, nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng kỳ.

Trường hợp học sinh không đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học theo quy định thì phải học lại môn học đó. Việc tổ chức cho học sinh học lại môn học do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định.

Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức giảng dạy cấp.