Quà và họa

ANTĐ - Thử đếm xem một năm có bao nhiêu ngày “được” mang quà đi biếu tặng, không tính đến đối nội chỉ đối ngoại thôi?

- Không thể kể hết. Tết Dương, Tết Âm, ngày

8-3 rồi 1-5, 1-6; tháng tám có Tết Trung thu. Tiếp đó là 2-9, 20-10. Rồi 20-11, Noel. Trừ tháng 7 không phải biếu quà cáp gì.

- Con tôi kể, ở công ty ông sếp tuyển riêng mấy cô chân dài, văn hóa ngắn chỉ chuyên đưa khách VIP đi nhà hàng, đi karaoke rồi tặng quà.

- Quá xưa rồi, cái thời biếu rượu ngoại, iPhone, đồ hiệu, phong bì đô. Mốt bây giờ là mảnh đất, căn hộ, suất cho con đi du học hoặc thẻ chơi golf.

- Nước ta đã có quy định thành văn bản về việc nhận quà cáp, biếu xén, nhưng “công nghệ” biếu tặng đã phát triển hết sức tinh vi, vòng vèo, khó

phát hiện.

- Một nhà nhân học người Pháp sau khi nghiên cứu ở nước ta nhận xét rằng, gần như việc biếu tặng đã đi vào “chu trình nợ”. Ngay từ đầu là vật chất hóa các mối quan hệ tình cảm, nhận quà thì phải cho lại như cách đáp trả.

- “Văn hóa” quà biếu là thứ mà số đông người phải theo nó và trở thành “truyền thống” dù ta không muốn.

- Nhà nghiên cứu đó còn nói, một tổ chức càng có nhiều người nhận quà và ở cấp càng cao thì tổ chức ấy càng yếu đi.

- Đúng là họ biết tỏng “ruột gan” mình thật.

- Chưa hết, ông ta kết luận rằng, biếu tặng quà không chỉ nhận và đáp trả là hết, nếu không phải trả ngay thì sau này phải trả.

- Hiểu rồi, nhận quà kiểu đó là rước họa

vào mình.