- Loại cây nhiều người dị ứng, nhưng được làm vị thuốc dân gian rất nhiều công dụng
- Bộ Y tế gia hạn thêm nhiều loại thuốc chữa bệnh gan, dị ứng, viêm hô hấp…
Một số loại hải sản dễ gây dị ứng nhất
Nhìn chung, bất kỳ loại hải sản nào cũng có thể gây dị ứng nhưng có một số loại phổ biến hơn như các loài động vật có vỏ. Động vật có vỏ bao gồm 2 loài động vật giáp xác (tôm, cua…) và động vật thân mềm (ngao, trai, sò, sò điệp, mực, bạch tuộc…). Tôm là một trong những hải sản hàng đầu gây dị ứng hải sản. Một số loại cá có vây, cá thu, cá ngừ, cá hồi cũng có thể gây dị ứng nhưng tỷ lệ thường thấp hơn so với động vật có vỏ.
![]() |
Dị ứng hải sản rất phổ biến và nghiêm trọng đối với người có tiền sử dị ứng, vì vậy, việc chủ động thực hiện dự phòng khi ăn uống là rất quan trọng |
Các chất gây dị ứng chính có trong thức ăn thường là các protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Các protein này thường bền vững với nhiệt độ, mặc dù được nấu chín ở nhiệt độ cao nhưng chúng vẫn giữ nguyên cấu trúc và hoạt tính gây dị ứng cho con người. Dị ứng hải sản xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các protein có trong những động vật này. Dị ứng động vật có vỏ không có xu hướng tự khỏi theo thời gian, vì vậy hầu hết những người có tiền sử dị ứng cần lưu ý loại bỏ các thực phẩm này trong chế độ ăn uống để phòng ngừa dị ứng.
Cách xử trí khi có dấu hiệu dị ứng hải sản
Các triệu chứng dị ứng hải sản có thể xuất hiện nhanh chóng, thường trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn phải hải sản gây dị ứng. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người, từ nhẹ đến nặng, nguy hiểm nhất là những trường hợp đã từng có dị ứng trước đó. Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra đột ngột và tiến triển rất nhanh. Các triệu chứng bao gồm khó thở dữ dội, sưng họng gây khó nuốt, tụt huyết áp nghiêm trọng, mất ý thức... Đây là tình huống cấp cứu cần được xử trí ngay lập tức vì nạn nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch
Luôn giữ bàn tay sạch. Bàn tay có thể mang vi khuẩn vào miệng. Hãy chắc chắn rằng mình rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi ăn. Nếu nơi đến du lịch không có nước sạch hoặc xà phòng, hãy mang theo một chai nước rửa tay chứa cồn hoặc khăn lau kháng khuẩn dùng một lần để rửa tay trước bữa ăn.
Luôn sử dụng nguồn nước sạch. Luôn luôn dùng nước đun sôi hoặc nước đóng chai sạch. Đối với nước đóng chai, hãy đảm bảo rằng dấu niêm phong còn nguyên vẹn và nước được lấy từ nguồn đáng tin cậy. Những chai đã đổ đầy lại hoặc những chai không có nắp hay đã mở một thời gian không nên dùng để uống. Khi đi du lịch, tuyệt đối không được sử dụng nguồn nước chưa được làm sạch để ăn, uống trực tiếp.
Những thực phẩm cần tránh khi đi du lịch: Thực phẩm sống, nấu chưa chín hoặc hâm nóng; Hải sản sống và hải sản có vỏ không được nấu chín kỹ vì chúng có nguy cơ cao hơn; Trứng sống hoặc nấu chưa chín; Salad và thịt nguội; Trái cây và rau quả không thể gọt vỏ; Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng; Thức ăn để lâu ngày hoặc bị ruồi muỗi tiếp xúc.
Sử dụng thức ăn đảm bảo an toàn. Nên tìm hiểu kỹ thành phần món ăn trước khi ăn ở một quán lạ. Tình trạng lây nhiễm chéo cũng có thể xuất hiện trong các cơ sở phục vụ đồ hải sản. Nguyên nhân là do các dụng cụ dùng để chế biến hải sản tại nhà hàng có thể được dùng để chế biến các thực phẩm khác. Đối với trẻ em, để tránh tình trạng dị ứng ở trẻ, do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ cũng sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng, ngộ độc. Ngoài ra, bạn không nên cho bé thử các loại hải sản lạ.
Đọc nhãn thực phẩm cẩn thận. Các công ty sản xuất được yêu cầu phải ghi rõ các sản phẩm thực phẩm của họ có chứa hải sản. Tuy nhiên, họ không cần phải công bố trên nhãn nếu sản phẩm có chứa hải sản thân mềm, như sò điệp và hàu. Hãy thận trọng với các loại thực phẩm có chứa thành phần mơ hồ như “hương vị hải sản”, “nguồn gốc từ cá”. Nếu bị dị ứng với loại nào thì bạn nên tránh ăn các loại hải sản đó.
Không nên kết hợp hải sản với các thực phẩm giàu vitamin C. Nguyên nhân là do trong hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Thông thường những chất này không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu ăn kèm với một lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì asen pentavenlent có thể chuyển hóa thành asen trioxide. Bạn có thể bị ngộ độc thạch tín cấp tính, nặng hơn thì nguy hiểm đến tính mạng. Hải sản thuộc tính hàn, vì thế khi ăn tốt nhất, bạn nên tránh ăn kèm với các loại thực phẩm có tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê hay các loại đồ uống có gas, nước lạnh… điều này dễ gây khó chịu, bụng đầy hơi và khó tiêu. Khi mới ăn những món hải sản lạ thì bạn nên thử từng ít một để theo dõi phản ứng của cơ thể.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá. Việc uống rượu bia sau khi bị dị ứng hải sản có thể khiến bạn gặp phải tình trạng rối loạn phản ứng tuần hoàn. Điều này sẽ khiến tình trạng dị ứng diễn tiến nghiêm trọng và phức tạp hơn.
Tránh ăn đồ cay nóng. Một số loại thực phẩm như ớt, tiêu hay đồ ăn nhanh có thể khiến kích thích dạ dày, gây khó tiêu.