Phát hiện nhiều cơ sở chế biến sản phẩm động vật “bốc mùi”

(ANTĐ) - Như Báo ANTĐ đưa tin, ngày 20-9, tại thôn Thụy ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an, phối hợp với các lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ khoảng 20 tấn sản phẩm động vật. Nhằm tiếp tục làm rõ, mở rộng vụ việc, sáng 22-9, đoàn công tác liên ngành gồm: Đội 4, Phòng 2 - Cục Cảnh sát môi trường; Thanh tra Cục VSATTP - Bộ Y tế; Phòng Cảnh sát môi trường - CATP Hà Nội; Chi cục Thú y; Thanh tra Sở TN&MT Hà Nội; CAH Thường Tín... đã tiến hành kiểm tra hàng loạt các cơ sở chế biến sản phẩm động vật tại thôn Thụy ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín.

Phát hiện nhiều cơ sở chế biến sản phẩm động vật “bốc mùi”

(ANTĐ) - Như Báo ANTĐ đưa tin, ngày 20-9, tại thôn Thụy ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an, phối hợp với các lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ khoảng 20 tấn sản phẩm động vật. Nhằm tiếp tục làm rõ, mở rộng vụ việc, sáng 22-9, đoàn công tác liên ngành gồm: Đội 4, Phòng 2 - Cục Cảnh sát môi trường; Thanh tra Cục VSATTP - Bộ Y tế; Phòng Cảnh sát môi trường - CATP Hà Nội; Chi cục Thú y; Thanh tra Sở TN&MT Hà Nội; CAH Thường Tín... đã tiến hành kiểm tra hàng loạt các cơ sở chế biến sản phẩm động vật tại thôn Thụy ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín.

Hàng tấn da, xương... động vật “bốc mùi” nằm la liệt tại các cơ sở chế biến.
Hàng tấn da, xương... động vật “bốc mùi” nằm la liệt tại các cơ sở chế biến.

Đoàn công tác đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại hộ kinh doanh cá thể do ông Nguyễn Văn Thịnh làm chủ. “ấn tượng” đầu tiên khi bước chân vào hộ kinh doanh này là thứ mùi hôi rình đang bốc ra từ đống xương động vật rải đầy sân. Cách đó không xa là nơi sơ chế và kho chứa khoảng 6 tấn da tấm các loại động vật đã được sơ chế, ướp muối.

Theo quan sát của chúng tôi, nước chế biến, tẩy rửa các sản phẩm động vật trên đều chảy ra rãnh tự nhiên, ra môi trường xung quanh mà không có hệ thống xử lý nước thải. Theo trình bày của chủ cơ sở: Số xương động vật trên là do người quen gửi nhờ. Hơn một năm nay, gia đình ông Thịnh chỉ làm nghề thu mua, sơ chế da trâu, bò đem bán. Nguồn hàng do ông gom thu mua trôi nổi trên thị trường, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Sau khi sơ chế, trong vòng 20 ngày, trước khi số da có thể bị phân hủy, sẽ tìm cách “tống khứ” bằng hết số hàng.

Theo trình bày của chủ cơ sở, số hàng này được thu mua để thuộc da, làm giày, dép. Kết thúc buổi kiểm tra, đoàn công tác kết luận:  Cơ sở của ông Thịnh không có hệ thống chứa, xử lý nước thải; nước thải sơ chế chảy trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung; không có dụng cụ chuyên dùng trong quá trình sơ chế, bảo quản nguyên liệu; không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa; không có cam kết bảo vệ môi trường… Đoàn công tác đã tiến hành lấy mẫu nước thải để phân tích, yêu cầu chủ cơ sở lập tức chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Đại diện Trạm thú y huyện Thường Tín cũng lấy mẫu da động vật về phân tích, xem da có phải lấy từ động vật bị bệnh hay không, qua đó, đánh giá mức độ lây lan dịch bệnh, từ đó sẽ kiến nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý số hàng trên.

Các sản phẩm đều được chế biến rất mất vệ sinh.
Các sản phẩm đều được chế biến rất mất vệ sinh.
 

Cùng thời điểm đó, đoàn công tác liên ngành đã kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh kho chế biến da, xương, sừng động vật của các hộ gia đình: Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Văn Tịnh, Nguyễn Thị Chuyên, Nguyễn Văn Tuyên, Trần Văn ấp - cùng tại thôn Thụy ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín. Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một lượng lớn da, xương, sừng động vật trâu bò không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối nồng nặc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

Qua kiểm tra, các hộ kinh doanh đều không xuất trình được bất kỳ loại giấy tờ nào có liên quan đến việc chấp hành các quy định bảo vệ môi trường. Riêng tại 2 cơ sở sản xuất kinh doanh của ông Nguyễn Văn Tuyên, Trần Văn ấp, đoàn công tác phát hiện hàng chục tấn da, xương, sừng động vật trâu bò các loại. Nguồn hàng da, xương, sừng động vật được chủ các cơ sở  thu gom mua từ các địa phương: Đà Lạt, Lâm Đồng, Nha Trang, Ninh Thuận… sau đó được vận chuyển bằng ôtô qua chế biến ướp muối bảo quản rồi bán lại cho các chủ hàng người Trung Quốc. Hàng tháng, trung bình có cơ sở sản xuất này bán từ 15 đến 20 tấn da, xương, sừng động vật trâu bò các loại với giá từ 20 đến 25 nghìn đồng/kg da, xương, sừng động vật trâu bò.

Cùng ngày, đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra cơ sở nấu mỡ động vật của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Dũng, trú tại thôn Thụy ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, phát hiện cơ sở sản xuất kinh doanh này không xuất trình được giấy phép kiểm dịch động vật, cũng như các giấy tờ liên quan đến VSATTP… Trong kho nhà ông Dũng có 6 bao tải mỡ bò vừa được thu gom ở khu Mai Động, Hà Nội; chủ cơ sở cho biết: vừa bán 120kg mỡ cho một cửa hàng ở Vĩnh Phúc… Vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra, xác minh, làm rõ để có hình thức xử lý.

Thu Hạnh