- Theo ông, đâu là những nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí hiện nay?
- ĐBQH Trương Minh Hoàng: Từ việc ban hành những chủ trương, quá trình chỉ đạo, thực hiện còn rất nhiều điều cần phải bàn. Chẳng hạn, việc cắt, giảm, đình, hoãn, hoặc ngưng một số công trình dự án, trong đó cắt hơn 400 công trình thủy điện vừa qua là lãng phí tiền của trong quá trình đầu tư, bởi nó đã phải qua rất nhiều quy trình, thủ tục. Khi cắt giảm, lúc đó doanh nghiệp cũng đã bỏ tiền vào đấy rồi. Lỗi chính là quá trình khảo sát, thực hiện chưa đến nơi, đến chốn, hậu quả là lãng phí nhiều công sức, tiền của.
Tất cả phải có định mức và quy định công khai để tránh tình trạng, nhiều cơ quan muốn bộ mặt đẹp hơn thành ra các tỉnh đua nhau xây trụ sở hoành tráng, gây lãng phí. Điều dễ thấy là khi thiết kế, thi công nếu công trình có giá trị cao, thì tỷ lệ phần trăm được hưởng cao, nên ai cũng muốn đẩy giá trị công trình lên cao. Tôi nghĩ rằng, phải minh bạch, rõ ràng mới chống lãng phí tiền của Nhà nước và mồ hôi công sức của nhân dân. Hiện nay, việc sử dụng văn bản không hợp lý và chậm điều chỉnh dẫn đến buộc phải giải trình, rồi thanh tra, báo cáo về các dự án thu, chi… từ đó cũng dẫn đến nhũng nhiễu phát sinh, nên từ lãng phí đến tham nhũng là rất gần.
- Vậy theo ông, cần có giải pháp nào để chống lãng phí trong đầu tư công?
- Lãng phí trong đầu tư công, thì phải tính đến tầm vĩ mô. Phải tính đến tiết kiệm ngay từ cơ sở trước và từ cơ sở mới đầu tư các công trình phúc lợi lớn hơn. Vấn đề cốt lõi xuất phát từ việc không công khai, minh bạch và giao quá nhiều người quản lý, dẫn đến ai cũng muốn “ôm” công trình, công việc. Nhiều công trình cần đầu tư lại cắt giảm vì lý do khó khăn về kinh tế, nên chẳng đi đến đâu và không phát huy được.
- Vậy, còn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, theo ông?
- Đây là vấn đề phân cấp quản lý, nhưng cũng có trách nhiệm liên đới của người đứng đầu. Tuy nhiên, như tôi đã nói người nào quyết vấn đề gì gây lãng phí, cần phải trị đến nơi đến chốn.