Nông sản có nguy cơ tắc nghẽn do ảnh hưởng của dịch Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Dịch Covid-19 đã lan rộng ra 26 tỉnh thành và có khả năng lan ra cả nước. Một số địa phương đã thực hiện phong tỏa một số khu vực, cách ly xã hội diện rộng để chặn sự lây lan của dịch. Bài toán tiêu thụ nông sản chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn nhìn từ ổ dịch Hải Dương đầu năm.

Thái Bình đã thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh từ ngày 7/5; Vĩnh Phúc cách ly xã hội toàn thành phố Vĩnh Yên 15 ngày, từ 7/5; Bắc Ninh đề xuất giãn cách xã hội toàn tỉnh từ ngày 8/5…

Các địa phương nói trên đều chung một đặc điểm là có nhiều đường giao thông huyết mạch chạy qua, án ngữ những con đường vận tải hàng hóa quan trọng về Hà Nội, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại của miền Bắc. Các địa phương có tuyến đường vận chuyển huyết mạch trong diện phong tỏa sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lưu thông hàng hóa.

Tiêu thụ nông sản gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Tiêu thụ nông sản gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Bài học từ tỉnh Hải Dương vẫn còn nguyên gia trị. Tháng 2, 3-2021, Hải Dương trở thành tâm dịch. Nhiều tỉnh đã dừng tiêp nhận hàng hóa từ tỉnh này khiến tắc nghẽn lưu thông, nông sản Hải Dương thời điểm đó ước tính thiệt hại 300-400 tỷ đồng.

Thêm vào đó, hệ thống logistics kho lạnh chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản tươi và chế biến xuất khẩu. Nguồn cung về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bị thiếu hụt vì hạn chế vận chuyển; một số dự án đầu tư dây chuyền sản xuất bị đình trệ do phải chờ thiết bị ngoại nhập, tư vấn nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật... Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn vì dịch bệnh ảnh hưởng, xuất khẩu giảm sút, kinh doanh đứt đoạn.

Để tháo gỡ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đề xuất phía Bộ Công Thương có ý kiến để các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics, kho bãi, kho lạnh, các hãng tàu... hỗ trợ việc bảo quản hàng hóa, giảm chi phí bảo quản, đặc biệt là các nông sản thực phẩm cần có chế độ bảo quản đặc biệt.

Với việc tiêu thụ nông sản, cơ quan nông nghiệp đề nghị Bộ Công Thương cùng phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, tăng cường kết nối đơn vị sản xuất với doanh nghiệp thu mua, phân phối, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có hệ thông bán lẻ lớn như Central Group, AEON, Vincommerce, Lotte...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cầu các đơn vị chức năng tại địa phương phối hợp với các bộ ngành, hiệp hội ngành hàng theo dõi, nắm bắt thông tin diễn biến cung cầu thị trường nông sản, đặc biệt là các sản phẩm trồng trọt đang vào vụ thu hoạch. Các địa phương cần triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại bằng hình thức trực tuyến. diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19. Bô Công Thương đẩy mạnh thực hiện thương mại điện tử, tiêu thụ nông sản qua kênh online. Bộ Tài chính triển khai chính sách hỗ trợ giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch như miễn giảm thuế đất, hoãn thời gian thanh toán tiền điện…