- 10 "thần dược" trái cây cực tốt cho sức khỏe trong mùa lạnh
- Cứ 6 giây 1 người chết: Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
- Phòng chống bệnh tiểu đường như thế nào cho đúng cách?
Tầm bóp “thần dược” chữa tiểu đường, dạ dày và viêm họng
Cây tầm bóp còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae). Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới. Chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Tầm bóp mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê.
Cây tầm bóp
Đông y cho rằng, tầm bóp là loại thân thảo có vị đắng, tính mát không độc. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm. Tầm bóp có thể sử dụng đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, lấy cây tầm bóp tươi tắm cho trẻ trị rôm sẩy hiệu quả.
Ngoài ra tầm bóp có thể sự dụng như thuốc chữa các bệnh viêm họng, đau yết hầu, bệnh tiểu đường và ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng).
Công dụng và cách dùng của cây tầm bóp
Lá cây tầm rất tốt cho dạ dày vì thế người ta hay cây này như một vị rau ăn hàng ngày. Rau tầm bóp ăn hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn.
Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Rễ cây tươi chữa bệnh tiểu đường.
Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80g cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 - 30g cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
Trị tiểu đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 - 30g) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.
Rau càng cua “thần dược”bị bỏ quên
Theo đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.
Rau càng cua một thần dược chữa được rất nhiều bệnh trong đó có bệnh tiểu đường
Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp... Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Ngoài ra, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.
Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.
Công dụng của rau càng cua
Rau càng cua là loại rau mọc dại ven đường với những công dụng không ngờ, rau càng cua có thể chữa được các bệnh như:
- Viêm họng: rau càng cua 50 - 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.
- Tiểu đường: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.
-Thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.
- Lợi tiểu: Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.
- Chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 - 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.
- Mụn nhọt: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.
- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Rau sam
Theo Dân trí, rau sam được biết đến là một loại cây mọc dại được con người sử dụng như một thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là vào mùa hè vì rau có vị chua, thanh mát. Rau sam tên khoa học là Portula oleracea, thuộc họ Rau sam Portulacaceae.
Cây sam được mệnh danh là rau "nông dân" vì rất dễ sống, mọc đầy ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng và cả những nơi khô cằn nhất
Rau sam giàu vitamin A, C, vitamin nhóm B, nhiều khoáng chất như kali, magiê, canxi, sắt, kẽm và selen. Ngoài ra còn chứa nhiều acid béo cần thiết như omega 3 đặc biệt ở trong hạt. Chất nhầy có nhiều trong rau sam, các chất chống oxy hóa như flavonoid, phytoestrogen, cùng các axit hữu cơ khác như axit xitric hoặc axit malic. Một tính năng đặc biệt khác là trong thành phần hoạt chất có chứa melatonin, hormon điều hòa giấc ngủ và sự tỉnh táo cho cơ thể.
Những tác dụng kỳ diệu của rau sam
Chống viêm: Rau sam có tác dụng chống viêm nhờ tác dụng của chất nhầy, omega 3 và các khoáng chất. Nhờ vậy có tác dụng giảm đau và cảm giác khó chịu khác, đặc biệt trên đường tiết niệu và tiêu hóa.
Chống oxy hóa: Trong rau sam giàu vitamin C, E, flavonoid, alkaloid, beta-carotene và glutathione giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự lão hóa.
Giá trị dinh dưỡng: Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng omega 3 cao… chính điều này nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp.
Chống nhiễm trùng: Đặc tính kháng khuẩn rất hiệu quả. Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn gây lỵ, thương hàn, ngoài ra còn có một số bệnh nấm.
Tác dụng trên tim mạch: Omega 3 có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch rất hiệu quả, điều hòa lưu thông máu và dự phòng rối loạn nhịp tim… Hàm lượng kali và omega 3 trong rau sam tương đối cao, điều này giúp điều chỉnh cholesterol trong máu, giúp huyết áp được ổn định.
Lợi tiểu: Rau sam được xem như là phương thuốc thiên nhiên giúp cơ thể loại bỏ chất dịch thừa trong cơ thể, bàng cách này có thể giúp bạn giảm thừa cân.
Chống loét: Chất nhầy có trong rau sam giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa viêm hoặc loét dạ dày.
Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể: Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất và sẵn có nhất, dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.
Tác dụng hạ đường huyết: Rau sam giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên, bằng cách này giúp ngăn ngừa các rối loạn như đái đường, béo phì, đề kháng insulin…