- Thượng tướng Lê Quý Vương: Công tác điều tra vụ án kinh tế hết sức khó khăn
- Hết thời "hạ cánh an toàn"
- Bổ nhiệm cán bộ sai phạm tại Bộ Công Thương: Sẽ xử lý đúng người, đúng tội
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, đại biểu Ngô Văn Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) nêu vụ Trịnh Xuân Thanh, nguyên nhân cốt lõi, trách nhiệm chính của Bộ Nội vụ đối với việc này. Dư luận cũng rất quan tâm về trách nhiệm của Bộ Nội vụ, Bộ Công an trong việc theo dõi, giám sát, quản lý đối tượng để ông Trịnh Xuân Thanh lặng lẽ ra đi rồi phải phát lệnh truy nã kiểu "con voi chui lọt lỗ kim".
Với câu hỏi này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị Bộ Công an trả lời cho đại biểu bằng văn bản.
Trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, Thượng tướng Lê Quý Vương cũng cho biết, “qua kiểm tra thấy Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh từ 29-9-2016, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam. Lệnh truy nã này là truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được".
Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho biết, đây là vụ án nhận kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra. Khi tiếp nhận hồ sơ phải có một quá trình nghiên cứu theo quy trình giải quyết về tin báo tố giác tội phạm nên cần phải có thời gian.
“Tất cả những vấn đề trong vụ án phải xem xét phải nghiên cứu, trong khi nó xảy ra từ năm 2008 -2013. Tổng cộng PVC có 43 công ty, trong thời điểm đó họ cùng thực hiện 67 dự án, công trình, nhiều công trình đang làm dở dang chưa quyết toán, tất cả những yếu tố đó đặt ra áp lực lớn về công tác điều tra", Thượng tướng Lê Quý Vương cho hay.