“Nhặt sạn” tại “đất phật” Hương Sơn

ANTĐ - Vé xe máy 20 nghìn đồng/lượt, 50-60 nghìn đồng đối với ô tô 4-7 chỗ, chèn ép khách với giá cao, tàu thuyền chở quá số người quy định lại không có phao cứu sinh... đó đang là một số mặt tồn tại ảnh hưởng tiêu cực đến lễ hội Chùa Hương.

Mặc dù đã có quy định của Ban tổ chức về việc toàn bộ những con đò tham gia chở khách du xuân trẩy hội trên suối Yến phải tuân thủ các quy định về số lượng khách được phép chở trên mỗi loại đò. Thế nhưng, đầu lễ hội PV báo ANTĐ ghi nhận tình trạng số đò đưa khách vào chùa Thiên Trù thường xuyên vi phạm về việc chở số người quá quy định. Nhiều con thuyền, mạn thuyền mấp mé nước, điều gì sẽ xảy ra khi ca nô, thuyền máy lưu thông theo tốc độ cao, những con thuyền quá tải đã dạt sang gần bờ một bên vì sợ sóng vỗ. Mặc dù đã được tuyên truyền từ Ban tổ chức lễ hội thế nhưng nhiều lái đò vẫn vi phạm. Nhiều chiếc thuyền chòng chành trên suối Yến mà không có lấy một chiếc phao phòng khi gặp sự cố.

Khách đi thuyền phải "mặc cả với lái đò trước

Thuyền chở hơn 20 người

Hầu hết các thuyền  không có phao cứu sinh

Chuyến đò nguy hiểm

Vị khách nữ không chịu ghép thuyền

Chờ đợi lâu, nhiều khách đã sát phạt bằng trò đỏ đen

Vé trông xe máy với giá 20.000 đồng/lượt

Giá vé thắng cảnh và vé đò du xuân trẩy hội được niêm yết công khai với mức giá 50.000 và 35.000 nghìn đồng. Tuy nhiên đầu xuân năm mới khách đi đò vẫn phải “mặc cả” với lái đò “bồi dưỡng” thêm từ 100 – 250 nghìn đồng/người/lượt chiều đi và về. Xen lẫn đó là dãy hàng quán ăn ở dọc đường lên chùa Thiên Trù, du khách vẫn phải bắt gặp hình ảnh phản cảm xẻ thịt thú như nhím, hươu... treo lủng lẳng trước mỗi cửa hàng.

Hình ảnh phản cảm nơi chốn chùa thiêng

Cáp treo đông nghẹt người đến xếp hàng lên động Hương Tích

Điểm nổi bật mà nhiều du khách nhận thấy khi đến lễ hội chùa Hương năm nay, là vệ sinh môi trường tại dòng suối Yến đã được cải thiện đáng kể. Nạn xả rác bừa bãi cơ bản được ngăn chặn nhờ các biện pháp tuyên truyền của Ban tổ chức, đồng thời gắn trách nhiệm này với các lái, chủ đò. Ngoài việc đưa vào vận hành dây chuyền xử lý rác trị giá 10 tỷ đồng, huyện đã thành lập 3 tổ kiểm tra cơ động gồm nhiều lực lượng. Các tổ này được trang bị máy ảnh và camera để ghi hình kịp thời xử lý các hành vi xả rác bừa bãi của du khách. Mức phạt áp dụng theo Điều 46, Nghị định 23 của Chính phủ từ 100.000-300.000 đồng/lần vi phạm.