- Hiến nội tạng không cần sự đồng ý của gia đình
- Làm thế nào để đòi lại tiền đặt cọc mua nhà?
- Lợi dụng người khuyết tật để trục lợi sẽ bị phạt tiền

Luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư Hà Nội)
Trả lời:
Điều 158, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu nêu rõ, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Tài sản mà bố mẹ anh đang muốn chia là tài sản chung thuộc quyền sở hữu của họ.
Do đó, theo quy định trên thì bố mẹ anh có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản đó nên có quyền bán tài sản đó để chia cho các con và giữ lại một phần để dưỡng già. Tài sản này vẫn đang thuộc quyền sở hữu của bố mẹ anh nên dù họ có phân chia phần tài sản đó cho các con hay không thì các con cũng không có quyền đòi hỏi quyền lợi liên quan đến tài sản đó.
Trường hợp bố mẹ anh muốn đảm bảo việc các con không có đòi hỏi gì sau khi đã nhận được phần tài sản mà họ đã tặng, cho thì bố mẹ anh có thể lập Hợp đồng tặng, cho tài sản có điều kiện theo quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015: Bên tặng, cho có thể yêu cầu bên được tặng, cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng, cho. Điều kiện tặng, cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng, cho, nếu bên được tặng, cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng, cho không giao tài sản thì bên tặng, cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng, cho đã thực hiện. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng, cho mà bên được tặng, cho không thực hiện thì bên tặng, cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.