- Nguy cơ bị phạt tù vì bỏ con mới sinh
- Đang ly thân có được chung sống với người khác?
- Hiến nội tạng không cần sự đồng ý của gia đình

Luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư Hà Nội)
Trả lời:
Điều 14 - Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau: Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật; Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội; Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật; Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật; Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Bên cạnh đó, Điều 9 Nghị Định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng nêu rõ, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đối với hành vi vi phạm hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.