- Xuất bản số trong phát triển văn hoá đọc: Xu thế tất yếu cần được quan tâm
- Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc trong Công an nhân dân năm 2022
- “Hội sách trực tuyến quốc gia” ưu đãi đến 80% các đầu sách hay
Đây là lần thứ 2 cuộc thi được tổ chức trong nhà trường, với mong muốn đa dạng hoá các hình thức đọc sách, lan toả niềm đam mê đọc sách trong sinh viên, thế hệ trẻ. Các bài dự thi được thực hiện theo hình thức giới thiệu sách bằng video clip và nộp dự thi trực tuyến.
Sau một thời gian phát động, cuộc thi đã nhận được hơn 300 tác phẩm dự thi của các thí sinh, nhóm thí sinh thuộc Đại học Nội vụ Hà Nội khu vực Hà Nội, phân hiệu Quảng Nam và phân hiệu thành phố Hồ Chí Minh. Các cuốn sách được lựa chọn chia sẻ có nội dung phong phú, từ sách văn học, lịch sử, kỹ năng sống…
Qua đó, Ban tổ chức đã chọn ra 14 tác phẩm xuất sắc nhất để trao thưởng gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 3 giải Khuyến khích và 6 cá nhân đạt giải Triển vọng.
![]() |
Giải Nhất thuộc về nhóm thí sinh lớp 2105QTVD khoa Quản trị văn phòng với video giới thiệu cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” |
Phát biểu tại buổi lễ, Tiến sĩ Lê Thanh Huyền, Phó hiệu trưởng trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhấn mạnh: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Bất luận làm việc gì cũng cần phải đọc sách, người mới học chữ cần đọc để không mù lại”. Người rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng, tạo mọi điều kiện để nhân dân được tiếp cận và hưởng thụ món ăn tinh thần qua sách báo nhằm phát triển tri thức của xã hội, của mỗi người dân, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hướng tới lời dạy của Bác, bên cạnh các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã luôn quan tâm, chú trọng đến sự phát triển của văn hoá đọc mà trọng tâm là thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc.
Cuộc thi “Cuốn sách tôi yêu” được tổ chức nhằm giúp các sinh viên nói riêng, toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường nói chung tiếp tục nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của văn hoá đọc; xác định việc đọc, học nữa, học mãi, học tập suốt đời theo gương Bác Hồ vĩ đại là việc làm vô cùng cần thiết và phải được thường xuyên coi trọng.