- Điều kiện kinh tế không là yếu tố quyết định khi giành quyền nuôi con
- Có quyền đề nghị xử lý và yêu cầu bồi thường khi bị mạo danh
- Bị cấm cản thăm nom có quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con

Muốn xóa bỏ quan hệ cha con, bắt buộc phải làm đầy đủ nhiều quy định của pháp luật (Ảnh minh họa)
Luật sư trả lời:
Theo quy định tại điều 88 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về xác định cha, mẹ thì: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy có thể khẳng định là do con của bạn sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (dù bạn có con với người khác hay bạn có con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản) nên cháu bé vẫn là con của chồng cũ bạn. Hiện nay trong giấy khai sinh và hộ khẩu gia đình vẫn thể hiện chồng cũ của bạn là bố của cháu bé nên việc thay đổi họ tên của con bạn phải được sự đồng ý của anh này.

Luật sư Đặng Văn Sơn (VPLS Đặng Sơn và Cộng sự; Số nhà 31, ngõ 192, đường Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội)
Mặt khác, nếu chồng cũ của bạn biết cháu bé không phải là con ruột của mình và muốn từ chối không nhận cháu bé là con thì anh ta cũng phải chứng minh đứa bé không phải là con của mình, đồng thời phải được tòa án xác định điều này. Chỉ như thế bạn mới có quyền thay đổi họ, tên cho con bạn theo Điều 27 “Quyền thay đổi họ” và Điều 28 “ Quyền thay đổi tên” - Luật Hôn nhân và gia đình.
Trường hợp nếu con bạn từ đủ 9 tuổi trở lên thì việc thay đổi họ, tên cho con bạn còn cần phải có sự đồng ý của cháu bé. Tóm lại, nếu bạn muốn xóa bỏ mối quan hệ cha con như bạn mong muốn thì bắt buộc phải có các yếu tố cần và đủ như nêu trên.