- Người đàn bà lừa đảo, mạo danh cán bộ Văn phòng chính phủ
- Người đàn bà 'chơi lớn' khi giả danh cán bộ Văn phòng Chính phủ để lừa đảo
- Người đàn bà U60 mượn danh 'nhân tình Đại tá quân đội' lừa đảo chiếm đoạt hơn chục tỷ đồng
Quá trình xét xử cho thấy, thông qua nhóm mua bán hàng trên zalo, chị Lê Thị Thanh Xuân (SN 1996, ở Hà Nội) quen biết Bùi Thị Kim Quý. Thời gian này, do cần tiền để nạp vào tài khoản chơi game bắn cá trên mạng và chi tiêu cá nhân, Quý nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của chị Xuân bằng thủ đoạn huy động góp vốn kinh doanh hàng hóa.
Để che giấu lý lịch của mình, Quý sử dụng tài khoản zalo điện thoại lấy tên là “Yanhee” và sử dụng tài khoản Facebook mang tên là “Phương Anh Angela” nhắn tin với chị Xuân. Quý giới thiệu bản thân tên Phương Anh, kinh doanh buôn bán hàng trên mạng.
Bùi Thị Kim Quý bị đưa ra xét xử tại phiên tòa. |
“Giăng bẫy” lừa đảo, Quý mượn tài khoản của người khác yêu cầu chị Xuân chuyển tiền đến các tài khoản đó. Về phía chị Xuân, do tin tưởng nên chị đã nhiều lần chuyển tiền đến các tài khoản do Quý chỉ định với tổng số tiền gần 1,8 tỷ đồng.
Sau khi nhận được tiền của chị Xuân, để tạo lòng tin, Quý đặt mua một số hàng trị giá gần 280 triệu đồng, rồi gửi cho bị hại. Khi quá hạn thỏa thuận thanh toán tiền góp vốn, chị Xuân yêu cầu trả lại tiền thì Quý chuyển khoản cho bị hại 55 triệu đồng, còn chiếm đoạt số tiền hơn 1,4 tỷ đồng.
Cụ thể, khoảng đầu tháng 12-2021, Quý liên lạc rủ chị Xuân góp vốn buôn bán hàng Úc gồm các mặt hàng mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Quý thỏa thuận chị Xuân là người bỏ vốn, còn Quý có trách nhiệm tìm nguồn hàng nhập khẩu từ nước ngoài rồi cùng bán hàng và lãi sẽ chia nhau.
Quý yêu cầu chị Xuân chuyển tiền trước để chị ta đặt hàng rồi chuyển hàng lại cho chị Xuân và được đồng ý. Nhằm che giấu thông tin của mình, Quý mượn số tài khoản của anh Lê Khải Hoàn (anh rể Quý) và yêu cầu chị Xuân chuyển tiền qua đây.
Từ ngày 14-12-2021 đến ngày 25-12-2021, chị Xuân đã 9 lần chuyển tiền cho Quý thông qua tài khoản của anh Hoàn với tổng số tiền hơn 310 triệu đồng. Sau khi chị Xuân chuyển tiền đến số tài khoản của anh Hoàn, Quý báo anh rể chuyển lại số tiền đó sang tài khoản của đối tượng.
Để chị Xuân tin tưởng, từ ngày 19-12-2021 đến ngày 25-1-2022, Quý đã 5 lần mua hàng trên mạng trị giá hơn 175 triệu đồng rồi chuyển cho chị Xuân. Sau đó Quý đưa ra nhiều lý do gian dối hứa hẹn để không trả lại hàng cho chị Xuân.
Sau nhiều lần chị Xuân yêu cầu trả lại tiền hoặc hàng thì ngày 13-3-2022, Quý lên mạng đặt hàng chuyển cho chị Xuân thêm 1 lần nữa, trị giá gần 8 triệu đồng. Số tiền còn lại hơn 128 triệu đồng, Quý sử dụng chơi game và chi tiêu cá nhân hết.
Cũng trong khoảng tháng 12-2021, dịp gần Tết Nguyên đán, Quý liên lạc rủ chị Xuân cùng buôn bán hàng giỏ quà Tết. Quý đưa ra thông tin gian dối là Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn và Công ty xi măng Vicem Tam Điệp đặt mua 1.250 giỏ quà, mỗi giỏ quà trị giá 2 triệu đồng để tặng quà tết cho nhân viên của 2 công ty này.
Quý thỏa thuận, chị Xuân là người bỏ vốn, còn Quý có trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng và tìm kiếm khách hàng, sau đó tiền lãi sẽ chia nhau. Đến ngày 30-1-2022 (tức ngày 28-12-2021 âm lịch), Quý sẽ chuyển khoản trả chị Xuân đầy đủ cả tiền gốc và lãi.
Nhằm che giấu thông tin của mình tránh bị phát hiện, Quý mượn tài khoản của chị Lê Thị Vân Anh (bạn Quý) để yêu cầu chị Xuân chuyển tiền. Từ ngày 25-12-2021 đến ngày 10-2-2022, chị Xuân đã chuyển khoản 20 lần với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng.
Tạo lòng tin, từ ngày 27-12-2021 đến ngày 23-1-2022, Quý đặt mua bánh kẹo, rượu, trà, cà phê... tại đại lý bánh kẹo với tổng trị giá hơn 95 triệu đồng rồi thuê người chuyển đến nhà chị Xuân để chị này đóng thành giỏ quà Tết bán tại khu vực Hà Nội.
Quá hạn thỏa thuận thanh toán tiền gốc và tiền lãi nhưng không thấy Quý trả tiền nên chị Xuân gọi điện thoại truy hỏi. Lúc này, Quý lấy sim cũ, tự lập 1 tài khoản lấy tên “Nga Vinatex” rồi tự soạn tin nhắn gửi vào zalo của Quý với nội dung là Công ty CP Xi măng Bim Sơn và Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp đã đề xuất lên lãnh đạo nhưng chưa được quyết toán.
Quý sau đó chụp ảnh màn hình hiển thị nội dung ngụy tạo này và gửi cho chị Xuân. Quý hẹn đến ngày 15-2-2022 sẽ trả tiền cho chị Xuân. Do số tiền góp vốn là tiền vay mượn của người thân nhưng không được thanh toán đúng hạn nên nhiều lần chị Xuân yêu cầu Quý trả lại thì các ngày 16 và 17-2-2022, đối tượng chuyển khoản cho chị Xuân vay 60 triệu đồng. Sau đó, Quý nhờ chị Xuân chuyển khoản để thanh toán khoản nợ của Quý trị giá 5 triệu đồng.
Quá trình điều tra, Quý và chị Xuân xác nhận, tổng số tiền mặt Quý trả cho chị Xuân là 55 triệu đồng. Số tiền còn lại hơn 1,3 tỷ đồng, Quý sử dụng chơi game và chi tiêu cá nhân hết. Trước phiên tòa này, người thân của bị cáo mới khắc phục thay một phần hậu quả của vụ án.