Mầm mống của bạo lực

ANTĐ  - Một giáo sư động vật học người Mỹ đã cho ra đời cuốn sách “Vườn thú người” phân tích và giải thích nguyên nhân sâu xa của tình trạng bạo lực trong các đô thị lớn trên thế giới.

- Chỉ riêng tên sách đã hấp dẫn, muốn đọc ngấu nghiến ngay rồi. Vì sao lại đặt là “Vườn thú người”?

- Vị giáo sư khả kính đó không có ý thóa mạ con người văn minh. Ông cho rằng con người hiện đại sống trong những “rừng rậm bê tông” ứng xử với nhau không giống thú hoang dã mà giống với những con thú bị nhốt chung trong cái chuồng chật.

- Lý do đó có thể lý giải tình trạng chật chội, chen chúc, va quệt gây ra các vụ ẩu đả, sử dụng “hàng nóng” trong các quán nhậu, ngoài đường phố. Nhưng chưa chắc đã giải thích được tình trạng bạo lực trong gia đình, giữa lớp học, sân trường, trong bệnh viện hoặc các vụ bạo hành trẻ em, người già.

- Cứ bĩnh tĩnh nghe vị giáo sư đó phân tích, mổ xẻ đã. Sống trong tình trạng bị nhốt bức bí, bị nhồi quá đông, bị lèn quá chặt, chứng rối loạn thần kinh chức năng sẽ xuất hiện. Nếu phần “người” kìm chế, kiểm soát và thắng được phần “thú” thì sẽ không xảy ra bạo lực.

- Nói thế thì kẻ gây ra bạo lực là nạn nhân sử dụng bạo lực để giải tỏa gánh nặng áp lực gây ức chế thần kinh?

- Đúng thế! Vị giáo sư đó khẳng định, bạo lực không còn là sự bộc phát tâm lý thiếu kiểm soát, mà là một tình trạng được “cài đặt” sẵn trong vô thức, chỉ chờ một tác nhân nhỏ “kích hoạt” để giải tỏa tình trạng ức chế.

- Bây giờ thì tôi “ngộ” ra rồi. Những “mầm mống” bạo lực được “gieo hạt” trong tiềm thức trẻ con trong những đồ chơi Trung thu dao kiếm, súng ống như thật, rồi những game đầy rẫy bạo lực… Chính là “cài đặt, lập trình” sẵn cho những vụ án mạng tàn bạo, dã man, rùng rợn.