- COP29 đạt thỏa thuận tài chính khí hậu và tín chỉ Carbon toàn cầu
- Huawei chọn Malaysia là nơi ra mắt dòng điện thoại mới trị giá 3.000 đô la
Dự luật cung cấp một khung pháp lý cho công nghệ Thu giữ, Sử dụng và Lưu trữ Carbon (CCUS), mà quốc gia Đông Nam Á này cho rằng có thể trở thành động lực kinh tế quan trọng, với giá trị lên tới 250 tỷ USD và tạo ra hàng trăm nghìn việc làm vào năm 2050.
CCUS hướng tới mục tiêu loại bỏ khí thải sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng và từ các quy trình công nghiệp. Carbon được thu giữ ngay tại nguồn và lưu trữ vĩnh viễn trong nhiều môi trường ngầm khác nhau.
![]() |
Malaysia đang hướng đến vị trí dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực thu giữ khí carbon. Ảnh: AFP |
Công nghệ này được các ngành phát thải lớn, bao gồm công nghiệp nặng và ngành dầu khí, thúc đẩy và nhận được sự ủng hộ từ hội đồng khoa học chủ chốt của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu như một giải pháp cho các ngành khó khử carbon. Tuy nhiên, một số nhà khoa học và nhà hoạt động môi trường coi đây là một "giấy phép" để tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch, đồng thời bày tỏ hoài nghi về hiệu quả của nó do chi phí cao và tính phức tạp của công nghệ này.
Bộ trưởng Kinh tế Malaysia, Rafizi Ramli, cho biết dự luật này sẽ giúp đất nước đối phó với biến đổi khí hậu, đồng thời củng cố vị thế của Malaysia với tư cách là "quốc gia tiên phong trong khu vực về công nghệ carbon thấp". Ông cũng nhấn mạnh rằng CCUS mang lại "một nguồn tăng trưởng kinh tế mới", điều này sẽ giúp Malaysia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về CCUS, vì hiện tại, chỉ có Na Uy là đã triển khai thành công công nghệ này một cách hiệu quả.
![]() |
Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli cho biết dự luật này sẽ giúp đất nước giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời củng cố vị thế của quốc gia. Ảnh: Malay Mail |
Malaysia cho rằng nước này có vị trí đặc biệt thuận lợi cho CCUS, một phần nhờ vào nguồn trữ lượng lớn các mỏ dầu đã cạn kiệt để lưu trữ carbon dioxide được thu giữ. Các quy định trong dự luật về việc nhập khẩu và lưu trữ vĩnh viễn carbon dioxide tại các khu vực ngoài khơi sẽ có hiệu lực từ ngày 31/3. Tuy nhiên, luật này chỉ áp dụng cho Bán đảo Malaysia và Lãnh thổ Liên bang Labuan – nằm ngoài khơi phần lãnh thổ Malaysia trên đảo Borneo.
Hai bang Sabah và Sarawak ở phía đông đã yêu cầu được miễn trừ khỏi luật này như một phần trong nỗ lực rộng hơn nhằm tăng cường quyền tự chủ kinh tế.