Liên Xô đánh bại Nhật, giải phóng Triều Tiên như thế nào?

ANTĐ - Ngày 15 tháng 8 là ngày Triều Tiên kỷ niệm thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật Bản, cũng là ngày Tết duy nhất mà hai miền Triều Tiên cùng ăn mừng (đương nhiên, cách ăn mừng của mỗi bên một khác). Hiện nay, Tokyo muốn phủ nhận quá khứ xâm lược và muốn nâng “lực lượng tự vệ” trở thành một quân đội đúng nghĩa của nó, chúng ta cần phải hồi tưởng lại tháng 8 năm 1945, bán đảo Triều Tiên rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.

Trong hội nghị Yalta tổ chức vào tháng 2 năm 1945, lãnh đạo liên minh chống Phát-xit cùng quyết định, sau khi đánh bại phát xít Đức 2-3 tháng, Liên Xô sẽ tuyên chiến với quân phiệt Nhật. Hội nghị Potsdam Mỹ - Anh - Liên Xô tổ chức từ ngày 17.07 đến 02.08.1945 đã quyết định nội dung về Liên Xô tham gia chiến sự Viễn Đông trong hiệp định Yalta. Liên Xô đã thực hiện yêu cầu của hiệp định: Ngày 05.04.1945, chính phủ Liên Xô tuyên bố xóa bỏ hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Liên Xô và Nhật Bản; từ tháng 5 đến tháng 6 năm đó, Liên Xô đưa quân đội và vũ khí đến Viễn Đông.

Hai nhiệm vụ lớn cần phải hoàn thành để giải phóng Triều Tiên khỏi sự thống trị của thực dân Nhật: Một, đánh bại chủ nghĩa đế quốc Nhật; Hai, đánh đuổi quân đội và chính quyền thực dân Nhật ra khỏi Triều Tiên và lãnh thổ tiếp giáp Trung Quốc.

Nước Mỹ sớm đã khai chiến với nhật vào năm 1941, coi nhiệm vụ thứ nhất thuộc về sứ mệnh của mình. Tuy nhiên, tác chiến trên bộ của quân đội Mỹ không bằng tác chiến trên biển và trên không. Ví dụ, quân đội Mỹ mất 10 tháng tròn mới giải phóng được Philipines vào tháng 7/1945. Washington hiểu rất rõ, nếu như không có sự tham gia của quân đội Liên Xô đầy kinh nghiệm tác chiến trên bộ thì đánh bại Nhật Bản sẽ rất khó khăn.

Ngày 6/8/1945, máy bay ném bom của quân đội Mỹ thả một quả bom nguyên tử thứ nhất xuống Hiroshima, Nhật Bản, phá hoại trên quy mô lớn và gây thương vong cho vô số dân thường. Đây là một hành động quân sự thực sự chứ không phải là sự đe dọa nữa. Thế giới đương đại rất ít người biết rõ ý nghĩa của vũ khí mới đáng sợ này, nhưng Stalin hiểu hàm ý của nó về một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với Mỹ.

Ngày 08/08/1945, Liên Xô thực hiện nghĩa vụ đồng minh tuyên chiến với Nhật, ngày 09/08 tiến hành chiến tranh với Nhật. Cùng ngày, không quân Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nagasaki. Sử gia phương Tây cho rằng chính bom nguyên tử mới buộc Nhật đầu hàng. Tuy nhiên, chiến sự trên bán đảo Triều Tiên không thể phủ nhận cho thấy, nếu như không có hành động quân sự quy mô lớn của quân đội Liên Xô và quân đội Nhật không thảm bại trên bộ thì bộ máy chiến tranh của Nhật vẫn có thể ngoan cố kháng cự thời gian rất dài.

Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt và Stalin tại Hội nghị Yalta


Hướng tấn công chủ yếu của quân đội Liên Xô gồm Đông Bắc Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Sakhalinsk và Quần đảo Kuril. Bộ chỉ huy quân đội Liên Xô điều một lực lượng tinh nhuệ, tàu chiến và lực lượng không quân của hạm đội Thái Bình Dương, phương diện quân thứ nhất Viễn Đông đến Bắc Triều Tiên. Ngày 12/08, thành phố cảng Unggi và Rajin của Triều Tiên gần với biên giới Liên Xô được giải phóng. Ngày 13/08, hai bên đã chiến đấu quyết liệt để giành Chongjin. Ngày 14/08/1945, Nhật hoàng đã ban hành sắc lệnh đình chiến, thông tin này ngày thứ hai mới chuyển đến Triều Tiên.

Tuy nhiên, quân đội Nhật đóng tại Triều Tiên không phục tùng mệnh lệnh, đến ngày 18/08 mới dừng kháng cự hẳn. Quân đội Nhật đóng tại Wonsan - cảng lớn nhất nằm ở bờ biển phía Đông Triều Tiên, thậm chí đến ngày 22 tháng 08 mới đầu hàng quân đội Liên Xô. Để tiếp nhận đầu hàng của quân đội Nhật, ngày 24/08, lực lượng đổ bộ đường không của quân đội Liên Xô đã nhảy dù xuống Bình Nhưỡng và Hamhung. Ngày 25/08, quân đội Nhật ở khu vực phía Bắc Triều Tiên bị giải trừ quân bị hoàn toàn. Đầu tháng 9, quân đội Liên Xô đã tiến gần đường ranh giới quân sự.

Giải phóng Triều Tiên  là kết quả đấu tranh nhuộm máu của bao con người, quân đội Liên Xô đã hy sinh to lớn cho cuộc chiến này. Quân đội Mỹ không hề trực tiếp tham gia chiến tranh giải phóng Triều Tiên, mãi đến ngày 28/08 mới đưa quân đội của mình đến không phận Nhật Bản. Ngày 02/09, đại biểu các nước đồng minh ký thư đầu hàng không điều kiện của Nhật trên tàu “Missouri”. Quân đội Mỹ sau khi Nhật đầu hàng mới vào Triều Tiên. Mục đích chính của hành động này là ngăn cản quân đội Liên Xô chiếm toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên.

Nên chỉ rõ, những gì Liên Xô thực hiện dưới thời của Stalin tuyệt đối không phải vì chủ nghĩa vụ lợi. Họ không ngại cái giá phải trả để để giải phóng thêm một số nước khác khỏi ách Phát xít. Điều này dẫn đến sự ra đời của chiến tranh lạnh, phân chia nước Đức ở Châu Âu và Triều Tiên ở Đông Á, kéo dài cho đến ngày hôm nay. Nhưng lịch sử không thể là sự giả dối, chúng ta cần phải hồi tưởng lại, rốt cuộc là ai, đã dùng phương thức gì để giải phóng Triều Tiên.