- Hà Nội: Người lao động thu nhập thấp sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng dịp Tết Nguyên đán
- Trang bị kỹ năng, giảm thiểu tai nạn lao động trong lĩnh vực điện tử điện lạnh
![]() |
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã có kinh nghiệm góp phần giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn |
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan cho biết, thời gian qua, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Trong đó, công tác thực hiện các chương trình phi lợi nhuận ngày càng đạt hiệu quả cao.
Theo thống kê của Trung tâm lao động ngoài nước, chỉ tính riêng Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS), từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã phái cử được hơn 127.000 lượt lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.
Trong đó, số lượng lao động các tỉnh miền Bắc là gần 44.500 người (chiếm 40%), tập trung trong 5 ngành gồm: Sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp, đóng tàu.
Với Chương trình IM Japan, tính từ khi triển khai đến nay đã phái cử được gần 9.000 lượt thực tập sinh sang Nhật Bản. Giai đoạn năm 2017 đến năm 2023, phía Bắc đã có trên 1.500 thực tập sinh xuất cảnh (chiếm 41%).
Trong thời gian làm việc, thực tập sinh được hưởng lương từ 130.000 - 170.000 Yên/tháng. Sau khi kết thúc thời gian thực tập, thực tập sinh sẽ được nhận khoản tiền khuyến khích sự nghiệp là 200.000 Yên/năm (thực tập 3 năm nhận 600.000 Yên; 5 năm nhận 1.000.000 Yên).
Ngoài các chương trình trên, nhiều chính sách tuyển chọn ưu tiên, phù hợp với người lao động các huyện nghèo, các địa phương khu vực miền núi, các xã bãi ngang ven biển, hải đảo đặc biệt khó khăn cũng được triển khai.
Đơn cử như hỗ trợ tín dụng vay vốn, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động dễ dàng tiếp cận Chương trình EPS, do đây là các ngành có mức độ cạnh tranh thấp, không yêu cầu năng lực tiếng Hàn quá cao.
Mặc dù công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực, song Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan đánh giá, tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật của nước sở tại, bỏ hợp đồng, hoặc khi hết hạn hợp đồng không về nước trong một vài năm gần đây có dấu hiệu tăng trở lại.
Để khắc phục triệt để tình trạng này, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đề nghị các đơn vị thuộc Bộ, các Sở LĐ-TB&XH cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
Đồng thời, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp sau khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài, để người lao động yên tâm trở về tham gia thị trường lao động trong nước.