- Mới: Điều hòa nhiệt độ có công suất bao nhiêu sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
- Quốc hội xem xét hàng loạt nội dung mới quan trọng liên quan đến quy hoạch
Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Ủy ban Kinh tế và Tài chính (UBKTTC) của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết, cơ sở chính trị và cơ sở thực tiễn xây dựng dự án Luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Về các quy định liên quan đến “chủ sở hữu hưởng lợi (CSHHL) của doanh nghiệp”, trên cơ sở nội dung Tờ trình số 286/TTr-CP và Báo cáo số 287/BC-CP, UBKTTC cho rằng, Dự thảo Luật quy định khái niệm về “CSHHL của doanh nghiệp” theo hướng chung, mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí xác định CSHHL của doanh nghiệp là tương đồng với quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền về “CSHHL của khách hàng là tổ chức”; quy định nghĩa vụ chung của doanh nghiệp và trách nhiệm của Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thu thập, kê khai, cập nhật, lưu giữ, lưu trữ thông tin về CSHHL của doanh nghiệp, giao Chính phủ quy định chi tiết về việc kê khai thông tin về CSHHL của doanh nghiệp là phù hợp với định hướng đổi mới trong công tác xây dựng luật.
![]() |
Quang cảnh phiên họp |
Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát, quy định rõ hơn chủ thể doanh nghiệp cần kê khai trên cơ sở tối ưu hóa thông tin khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu sẵn có, ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; rà soát quy định chuyển tiếp bảo đảm hợp lý, khả thi đối với doanh nghiệp được thành lập trước thời điểm Luật này có hiệu lực.
Để đáp ứng mục tiêu xây dựng Luật và ý nghĩa của Luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ, các cơ quan ngang Bộ có liên quan và địa phương:
Khẩn trương xây dựng Nghị định của Chính phủ bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật và đáp ứng yêu cầu của FATF; bảo đảm không mâu thuẫn với các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, gây khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; quy định ở mức độ hợp lý, khả thi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp;
Nhanh chóng ban hành hướng dẫn đầy đủ, chi tiết; thực hiện các biện pháp hỗ trợ và bảo đảm điều kiện thực hiện khác để không tạo thêm áp lực hoạt động doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp thực hiện các quyền về tự do kinh doanh với chi phí thấp; nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp bảo đảm thông tin được tích hợp, chuẩn hóa, cập nhật đầy đủ, có sự liên thông, kết nối, chia sẻ.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp khác về phòng, chống rửa tiền theo khuyến nghị của FATF, chú trọng công tác thi hành pháp luật, bảo đảm mục tiêu Việt Nam không bị đưa vào danh sách Đen.
Về sửa đổi, bổ sung về đối tượng được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp bao gồm viên chức, UBKTTC đề nghị nghiên cứu chỉnh lý quy định tại Điều 17 theo hướng súc tích hơn, loại trừ trường hợp pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có quy định khác. Các trường hợp cụ thể trực tiếp thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về viên chức được tham gia góp vốn, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp là nội hàm chính sách của dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo và Nghị quyết số 193/2025/QH15 và đã được quy định tại các văn bản này.
Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát Luật Viên chức để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.