- Australia đánh sập 1.025 trang web lừa đảo phần lớn đặt tại Trung Quốc
- Bẫy của "kẻ lừa đảo ngọt ngào"
- Trung Quốc chặn nạn buôn bán thông tin cá nhân
Ông Narendra Nayak, Chủ tịch Hiệp hội các tổ chức duy lý Ấn Độ
“Bạn có muốn con cái trở thành thiên tài? Hãy kích hoạt não giữa cho bé”, đó là những lời hứa hẹn mà chương trình phát triển trẻ em mới nhất ở thành phố Mumbai (Ấn Độ) đang tư vấn cho các bậc phụ huynh. Ít nhất 20 trung tâm có “Chương trình kích hoạt não giữa” đã mọc lên trên khắp đất nước Ấn Độ, trong đó có 6 trung tâm ở Mumbai.
“Một đứa trẻ được kích hoạt não giữa có thể nói màu sắc áo sơ mi của bạn, đọc tin nhắn trong điện thoại di động và thậm chí có thể đi xe đạp dù bị bịt mắt”, Shubhada Bhave, 27tuổi, giáo viên huấn luyện ở Mumbai nói.
Các “chuyên gia” kích hoạt não giữa khoe rằng, họ có thể nâng cao trí tưởng tượng, trực giác và trí thông minh siêu việt ở trẻ em trong độ tuổi từ 5-15 trong một vài buổi học. Chương trình này có chi phí khoảng 15.000-25.000 rupee, sau khi tham gia, một đứa trẻ sẽ được các trung tâm tuyên bố “kích hoạt thành công”.
Tuy nhiên, Tiến sĩ tâm lý trẻ em Milan Balakrishnan cho biết, “không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng có thể tạo ra những thiên tài hoặc nâng cao trí tưởng tượng và trực giác thông qua các phương pháp như vậy”.
Ông Narendra Nayak, Chủ tịch Hiệp hội các tổ chức duy lý Ấn Độ cho hay không ít phụ huynh nước này đang trả số tiền rất lớn cho những tổ chức lừa đảo với ảo vọng biến con em mình thành thiên tài. Ông Nayak còn hứa trả một khoản tiền khá lớn cho tổ chức nào chứng minh trẻ em có khả năng bịt mắt đọc sách sau khi được đào tạo bằng phương pháp “kích thích não giữa”.
Trong khi đó, K. S. Madhava Rao, một nhà tâm thần học, nói rằng não giữa có ở tất cả các động vật có vú và không liên quan gì đến trí thông minh. Srinivas Bhat, nhà thần kinh học ở Học viện Y tế K.S. Hegde thì cho biết, não giữa không thể được kích hoạt để giúp trẻ đọc được khi bị bịt mắt.
Theo ông, mỗi đứa trẻ có mức độ thông minh khác nhau và mọi người không nên mê muội bởi những “khả năng kỳ diệu” mà chương trình này hứa hẹn đem lại. Tổ chức bài trừ mê tín dị đoan Maharashtra Andhashraddha Nirmulan Samiti (MANS) và Hiệp hội các tổ chức duy lý Ấn Độ (FIRA) thậm chí còn phát động chiến dịch chống lại những lớp học “kích hoạt não giữa” tại nhiều thành phố ở Ấn Độ và khuyên mọi người báo cảnh sát.
Điều đáng nói là thông tin về chương trình giáo dục đặc biệt này hầu như không tìm thấy trên các trang web, báo chí, cổng thông tin của các tổ chức y khoa, giáo dục uy tín của các quốc gia phương Tây.