Cần bảo vệ tài nguyên rừng Việt Nam (ảnh minh họa)
PV - Theo ông, cần phải làm gì để bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có?
Ông Phạm Minh Tấn: Quan trọng nhất là trách nhiệm cộng đồng: từ các cơ quan Trung ương, Chính phủ đến các Bộ - ngành liên quan, đặc biệt là Bộ NN&PTNT, cùng với chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị. Mặt khác, người dân cũng phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ vốn từng hiện có. Ngoài ra, chúng ta cũng cần xây dựng và triển khai những biện pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất cho những người dân sống gần rừng, thì sẽ hạn chế được việc chặt phá rừng bừa bãi.
- Hiện tượng “lâm tặc” phá rừng hiện nay rất phức tạp, theo ông cần có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này?
- Ở đâu có rừng thì ở đó có “lâm tặc”. Do vậy, các cấp, ngành ở địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng cho nhân dân và tạo điều kiện cho người dân có nghề nghiệp ổn định để đảm bảo cuộc sống, không nghĩ đến chuyện phá rừng kiếm miếng ăn. Bên cạnh đó, các cơ quan thừa hành pháp luật cần xử lý thật nghiêm những vụ “lâm tặc” phá rừng, để giáo dục, răn đe và làm gương cho kẻ khác.
- Lực lượng kiểm lâm hiện nay rất mỏng và yếu, nên khi đối chọi với “lâm tặc” gặp nhiều khó khăn. Ông đánh giá như thế nào vấn đề này?
- Thực tế cho thấy, lực lượng kiểm lâm hiện nay rất mỏng so với diện tích rừng tự nhiên quá lớn. Có nơi, 1 nhân viên kiểm lâm phải quản lý 1.000 ha rừng, dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát được tình hình, nên đã để “lâm tặc” hoành hành.
- Ông có đề xuất gì trong lĩnh vực này?
- Theo tôi, cần phải có chiến lược đầu tư xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh và họ phải được trang bị tốt hơn nữa, để đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả với nạn “lâm tặc”.
- Xin cảm ơn ông!