Kết luận về sự cố sập hai nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ

(ANTĐ) - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã thông báo kết luận của Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập hai nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ (gọi tắt là Ủy ban) xảy ra vàolúc 7 giờ 55 phút sáng ngày 26/9/2007.

Kết luận về sự cố sập hai nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ

(ANTĐ) - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã thông báo kết luận của Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập hai nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ (gọi tắt là Ủy ban) xảy ra vàolúc 7 giờ 55 phút sáng ngày 26/9/2007.

HÌnh ảnh sự cố cầu Cần Thơ được nhiều báo chí đăng tải
HÌnh ảnh sự cố cầu Cần Thơ được nhiều báo chí đăng tải

Theo ông Quân, ngay sau khi sự cố sập hệ thống chống đỡ tạm đang thi công hai nhịp neo cầu Cần Thơ xảy ra, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ủy ban với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này của Việt Nam và Nhật Bản. Sau 8 tháng làm việc tích cực, thận trọng, ngày 18/6/2008, Ủy ban đã họp phiên toàn thể thứ 8 và đã nhất trí đệ trình báo cáo cuối cùng lên Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo cuối cùng về kết quả điều tra dày gần 100 trang và 10 phụ lục kèo theo (dày trên 1000 trang tài liệu).

Báo cáo khẳng định: Việc thiết kế hệ thống kết cấu đỡ tạm trong điều kiện chưa xét tới lực lún lệch không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố. Về nguyên nhân từ khâu gia công, chế tạo, lắp dựng hệ thống kết cấu đỡ tạm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố. Qua điều tra, xem xét các yếu tố bất lợi khác mà trong hồ sơ thiết kế chưa đề cập tới như chiều dày lớp đất đắp, sự thay đổi của nước ngầm… Ủy ban cũng loại trù nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố từ các yếu tố này. Về tác động của lún lệch thì cả lún lệch giữa móng trụ tạm và trụ chính; lún lệch giữa hai đài móng trụ tạm với nhau đều không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố.

Riêng lún lệch trong một đài móng trụ tạm, qua khảo sát, tính toán cho thấy hệ kết cấu đỡ tạm bị phá hủy rất nhanh do mất ổn định của trụ tạm (trụ tạm T13U). Nguyên nhân gây ra mất ổn định này là do lún lệch ở một đài cọc.

Với kết quả điều tra, phân tích trên, Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập hai nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ đã kết luận: Nguyên nhân của sự cố là do lún lệch của đài móng trụ tạm thượng lưu T13U theo hướng dọc cầu từ phía bờ ra phía sông là nguyên nhân chính, nguyên nhân khởi nguồn của sự cố. Lún lệch đài móng đã làm tăng nội lực trong các bộ phận của trụ tạm gây đứt bu lông liên kết của một số thanh giằng xiên dẫn tới các thanh đứng của trụ tạm này bị mất ổn định và theo đó là sự sập đổ các kết cấu bên trên trụ tạm.

Theo tiêu chuẩn AASHTO của Mỹ quy định áp dụng cho công trình thì trách nhiệm chính của thiết kế là phải bảo đảm an toàn cho cộng đồng, tức bảo đảm an toàn chịu lực của hệ thống kết cấu đỡ tạm. Tuy vậy, việc xảy ra lún lệch trong phạm vi hẹp của một đài móng trụ tạm, nguyên nhân chính khởi nguồn gây ra sự mất an toàn kết cấu trong trường hợp này có thể xem là tình huống rủi ro, khó lường trước được trong thiết kế thông thường.

N.Đức - T.Lâm