Kết hợp đông y trong điều trị tăng huyết áp

ANTĐ - Đột quỵ gây tử vong khoảng 5 triệu dân mỗi năm trên toàn thế giới, là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu và là cấp cứu thường gặp nhất trong chuyên khoa thần kinh. Tại Việt Nam, với dân số khoảng 80 triệu dân, chúng ta có tỷ lệ mới mắc khoảng 200.000 người/năm và số người tử vong là 104.800 người/năm. Theo như các nghiên cứu, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ chiếm hơn 80% các trường hợp.

Tại sao tăng huyết áp lại dễ gây đột quỵ? Tăng huyết áp là tăng thường xuyên áp lực dòng máu lên thành mạch, dẫn tới giãn và xuất hiện những tổn thương ở thành mạch. Khi xuất hiện những tổn thương đó tiểu cầu sẽ lắng đọng để vá lại, vì vậy tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Mạch máu vỡ ra hay tắc nghẽn đều gây ra thiếu máu cục dẫn đến đột quỵ. Để hạn chế nguy cơ này, bệnh nhân tăng huyết áp cần phải có một chế độ điều trị tốt, ngoài việc sử dụng các thuốc hạ huyết áp cần phải giữ huyết áp ở mức an toàn, ổn định lâu dài và phòng ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch là điều hết sức quan trọng.

Hiện nay xu hướng sử dụng kết hợp giữa đông và tây y trong điều trị tăng huyết áp khá phổ biến, việc kết hợp này đã giúp giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hạ áp Ích Nhân là sản phẩm đầu tiên ứng dụng tác dụng của vị thuốc Địa long, kết hợp với các vị thuốc khác như Câu đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Táo nhân, Hà thủ ô chế đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chứng minh  có tác dụng hạ huyết áp, ổn định huyết áp, an thần, giảm những triệu chứng khó chịu do tăng huyết áp gây ra. Đặc biệt vị Địa long với enzym fibrinolytic có tác dụng làm tan cục máu đông, giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Việc sử dụng kết hợp giữa đông và tây y trong điều trị tăng huyết áp đã mang lại hiệu quả cao trong điều trị và phòng nguy cơ đột quỵ.