Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1-1-2018 như sau: Vùng : 3.980.000 đồng/tháng; vùng 2: 3.530.000 đồng/tháng; vùng 3: 3.090.000 đồng/tháng; vùng 4: 2.760.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương cũ khoảng 180.000 - 230.000 đồng/tháng. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

Từ 1-1-2018, mức lương tối thiểu vùng tăng khoảng 180.000-230.000 đồng/tháng
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Liên quan đến lĩnh vực tiền lương, nền lương đóng BHXH cũng được điều chỉnh tăng. Cụ thể, tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 1-1-2018 bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong đó, các khoản tính đóng BHXH gồm: Mức lương và phụ cấp lương. Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như: Phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút; các phụ cấp có tính chất tương tự.
Tuy nhiên, cả đại diện Bộ LĐ-TB&XH khẳng định, các khoản bổ sung khác ở đây là các khoản cố định có ghi trong hợp đồng lao động, cho nên mức tăng nền tiền lương đóng BHXH sẽ không tăng quá nhiều so với trước năm 2018.