- Nghỉ việc trước Tết có được thưởng Tết?
- Đổi tiền lẻ, tiền mới dịp Tết: Thận trọng kẻo "tiền mất, tật mang"
- Đốt lửa trên vỉa hè, lòng đường sưởi ấm có thể bị phạt tiền, phạt tù
Luật sư trả lời:
![]() |
Luật sư Nguyễn Thị Thu (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) |
Ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Theo Điều 16 và Điều 19, Nghị định 112/2020/NĐ-CP, giáo viên vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức (với giáo viên quản lý như Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng…); Buộc thôi việc.
Điều 16, Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định, giáo viên ngoại tình sẽ bị khiển trách khi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng. Giáo viên có hành vi ngoại tình có thể bị cảnh cáo khi vi phạm lần đầu và gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 17).
Vi phạm có hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác (điểm b, khoản 2, Điều 6, Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
Giáo viên quản lý là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trường… ngoại tình lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ bị cách chức. Còn theo Điều 19, Nghị định 112, nếu ngoại tình gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, giáo viên có thể bị buộc thôi việc.
Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Như vậy, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà hậu quả gây ra, việc giáo viên ngoại tình sẽ bị áp dụng các biện pháp kỷ luật phù hợp. Ngoài ra, giáo viên ngoại tình có thể còn bị xử phạt hành chính đến 5 triệu đồng, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182, Bộ luật Hình sự năm 2015.