- Đi làm bán thời gian có được đóng bảo hiểm đầy đủ?
- Cho, nhận tinh trùng không đúng luật sẽ bị xử phạt
- Quy định của pháp luật về việc khai sinh cho con theo quê quán của mẹ
![]() |
Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng cho dịch Covid-19 - Ảnh: LAM THANH |
Luật sư Nguyễn Thị Thu trả lời:
Bộ luật Lao động 2019, không quy định cụ thể về lương tháng 13. Thông thường, lương tháng 13 được hiểu là khoản tiền người lao động sẽ nhận được vào dịp cuối năm theo sự thỏa thuận giữa các bên.
Theo Khoản 1 Điều 104 BLLĐ năm 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Theo đó, việc thưởng Tết sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Doanh nghiệp không bắt buộc phải trả lương tháng 13, thưởng Tết cho người lao động.
Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận về nội dung thưởng Tết và lương tháng 13 trong các văn bản có giá trị pháp lý như hợp đồng lao động hoặc ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế riêng của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động bắt buộc phải trả các khoản tiền này. Do vậy, để xem xét người lao động nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13 và thưởng Tết hay không cần căn cứ vào điều kiện, mức hưởng và thời điểm hưởng mà các bên đã thỏa thuận.
![]() |
Luật sư Nguyễn Thị Thu (Đoàn Luật sư Hà Nội) |
Nếu trong các văn bản trên có quy định thời điểm nhận lương tháng 13 và thưởng Tết trước thời điểm người lao động dự định nghỉ hoặc thỏa thuận về việc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước Tết vẫn nhận được một phần hoặc toàn bộ lương tháng 13 và thưởng Tết thì người lao động sẽ nhận được khoản tiền này.
Như vậy, người lao động nghỉ việc trước Tết có được nhận lương tháng 13, thưởng Tết hay không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên. Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động cần tham khảo quy chế thưởng, thỏa ước lao động, hợp đồng lao động.