- Hà Nội tổ chức chạy tuần hành roadshow, đến tận khu dân cư, chợ... vận động tham gia BHXH, BHYT
- Người bệnh phải ra ngoài mua thuốc do bệnh viện thiếu thuốc, có được BHYT hoàn trả tiền?
Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi |
Ban Văn hóa xã hội (HĐND TP Hà Nội) vừa có báo cáo giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo báo cáo, giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội phải tính lãi giảm dần qua các năm, nhưng từ năm 2020, có phần do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội tăng, lớn nhất cả nước, tính đến tháng 5/2022, tổng số tiền nợ bảo hiểm xã hội là 5.050,4 tỷ đồng, chiếm 8,94% kế hoạch thu, số tiền nợ phải tính lãi là 1.903,9 tỷ đồng (tăng 296,5 tỷ đồng so với năm 2021), chiếm 3,37% kế hoạch thu.
Số nợ bảo hiểm xã hội không thể thu hồi là 1.342,5 tỷ đồng do 11.675 đơn vị bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản (chiếm 26,6% so với tổng so nợ bảo hiểm xã hội).
Đáng chú ý, trong số này, quận Đống Đa có 1.285 đơn vị đã ngừng, dừng hoạt động, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh với số tiền nợ hơn 142 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 28,04% so với tổng số nợ; quận Bắc Từ Liêm có 361 đơn vị bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản với số tiền không thể thu hồi được là hơn 60 tỷ đồng (chiếm 27,45% so với tổng số nợ bảo hiểm xã hội)...