- Chuyên gia y tế bàn giải pháp tăng cường chiến lược phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam
- Hà Nội tăng hơn 2.400 ca sốt xuất huyết và 95 ổ dịch mới chỉ trong 1 tuần
Kiểm tra phòng dịch SXH tại quận Long Biên (Hà Nội) |
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần vừa qua (từ ngày 22 đến 29-9), trên địa bàn thành phố có 2.578 trường hợp mắc sốt xuất (SXH) huyết tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã; tăng gần 200 trường hợp so với tuần trước đó và tăng 1,5 lần so với tuần đầu tiên của tháng 9-2023. Đây cũng là tuần có số ca mắc cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay.
Cộng dồn trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 15.354 trường hợp mắc SXH, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân nhất là: Hoàng Mai (1.141 ca), Phú Xuyên (951 ca), Thanh Trì (928 ca), Thạch Thất (924 ca), Hà Đông (904 ca), Đống Đa (852 ca), Cầu Giấy (846 ca), Nam Từ Liêm (754 ca)…
Đồng thời, trong tuần vừa qua tại thành phố cũng ghi nhận thêm 78 ổ dịch SXH mới. Trong đó Bắc Từ Liêm có 9 ổ dịch; Quốc Oai, Đống Đa - mỗi nơi có 8 ổ dịch; Phúc Thọ (7 ổ dịch); Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đan Phượng - mỗi nơi có 5 ổ dịch… Tổng số ổ dịch tính từ đầu năm 2023 đến nay là 1.029, hiện còn 289 ổ dịch đang hoạt động…
Đáng chú ý, CDC Hà Nội cho biết, kết quả kiểm tra giám sát tại một số nơi vẫn tiếp tục ghi nhận chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ từ 3-4 lần. Mặt khác, nhiều bệnh nhân khi bị SXH thường đến thẳng bệnh viện tư, không qua trạm y tế, không đến bệnh viện công, không khai báo y tế cơ sở, dẫn đến không thể phát hiện và giám sát, xử lý ổ dịch từ sớm…
Dự kiến số mắc SXH tại Hà Nội sẽ còn tiếp tục gia tăng nhanh hơn trong những tuần tới bởi theo dự báo, đỉnh dịch SXH sẽ rơi vào tháng 10, 11.
Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, biện pháp phòng, chống SXH cần tập trung vào hai nội dung chính, đó là diệt bọ gậy và xử lý ổ dịch triệt để, hạn chế thấp nhất ổ dịch lan rộng, diễn biến kéo dài.