Gửi chút tình về tuyến lửa một thời

ANTĐ -“Cho tui 3 tỷ, tui không mừng bằng có được ngôi nhà gỗ ni” - câu nói tưởng chừng vô lý đó của ông Hồ Lào khiến cả làng cười ầm.
Tôi bấm bụng đợi đến cuối buổi để “chất vấn” bằng được lý do vì sao người cựu chiến binh già của dân tộc Pakô-Vân Kiều, lại nói như thế.Hấp háy đôi mắt mà thời gian đã khiến chúng chuyển sang màu đùng đục, Hồ Lào lý luận: “3 tỷ thì tiêu cũng hết, nhưng dựng cái nhà này, chứng tỏ Đảng, Nhà nước, và những đồng đội ở Báo An ninh Thủ đô tận Thủ đô Hà Nội đã không quên tui”.
 Cán bộ chiến sỹ Báo An ninh Thủ đô hoàn thiện nốt căn nhà mới xây tặng gia đình ông Hồ Ta Bay - cựu chiến binh người dân tộc Pakô-Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị
 Cán bộ chiến sỹ Báo An ninh Thủ đô hoàn thiện nốt căn nhà mới xây tặng gia đình ông Hồ
Ta Bay
- cựu chiến binh người dân tộc Pakô-Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị
Ví thử nếu so sánh với số tiền 3 tỷ thì căn nhà mới mà Báo An ninh Thủ đô làm tặng Hồ Lào rõ ràng chỉ là hạt muối bởi nó đáng giá có 50 triệu đồng. Và dĩ nhiên nếu là một người khôn ngoan chẳng ai lại lựa chọn như thế. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi ông sửng cồ vặn lại rằng: “Đừng có mang cái lợi ra để so đo với tình cảm của người Vân Kiều. “Tình cảm với cụ Hồ, với đất nước thì không gì đo nổi”. Ra thế! Suốt cả thời trai trẻ đi chiến đấu, đến khi hòa bình phải mang trong người thương tật 40% do những trận đòn trong nhà tù đế quốc, cuộc sống khó khăn, thế nhưng chưa một lần chiến sỹ người Pakô - Vân Kiều này thốt ra lời oán thán. Một thời lửa đạn Với Hồ Lào, trong đời ông có 3 ngày vui nhất. Đó là ngày ông được trao trả tù binh năm 1973, ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 30-4-1975 và ngày 24-7-2011 ông được nhận một ngôi nhà mới. “Những ngày vui trước thì qua lâu rồi, nhưng hôm nay thì phải uống thật say mới được” - ông vừa nói vừa hối vợ bê ra hũ rượu cần cất trong góc bếp - “tháng 7 này, đúng dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ, mình lại được tặng nhà, bạn bè đồng đội về thăm đông đủ, cả làng cũng tới xem, không mừng sao được”. Suốt những năm kháng chiến, tuổi trẻ của Hồ Lào gắn liền với những con đường máu lửa miền Tây Quảng Trị. Đến tận bây giờ ông vẫn nhớ như in cái ngày đầu tiên cầm súng ra trận. Đó là một mùa hè nắng như đổ lửa, cán bộ đến bản kêu gọi đồng bào đi đánh giặc, ông xung phong ngay mà quên bẵng mất tuổi đời mình. Cán bộ cười bảo: “Hồ Lào còn bé quá, đứng còn chưa lớn bằng cây súng CKC, chưa đi du kích được”. Ông kiên quyết: “Người ta đi được, tôi cũng đi được”. Thế rồi đêm đó, Hồ Lào vác cây rựa luồn rừng xuống Ba Lòng đứng lẫn cùng đội du kích mới của huyện. Cán bộ phát hiện ra đuổi về, Hồ Lào chém ngập cây rựa vào chân cầu thang trợn mắt. Cán bộ đành lắc đầu. Năm đó ông mới 16 tuổi. Rồi chiến trường Quảng Trị, Đường 9 càng ngày càng ác liệt. Nay ở Làng Vây, mai cắt rừng sang Tà Cơn, ngày mốt lại lên Khe Sanh, ông như con thoi chạy khắp nơi đưa đường, gùi đạn, gạo cho bộ đội. Đêm đến lại cùng đội du kích quấy phá căn cứ, đồn bốt của địch. Hồ Lào cũng không nhớ suốt chừng ấy năm ông đã tham gia đánh bao nhiêu trận, gùi bao nhiêu tấn hàng, chỉ biết rằng, bao nhiêu con suối, bao nhiêu ngọn đồi ông đều thuộc cả. Không may, trận đánh cuối cùng ngày 9-7-1968 giải phóng Hướng Hóa thì cũng là ngày ông sa vào tay địch. Trước khi rút chạy, địch đã bắt được tổ du kích 4 người của Hồ Lào. Đưa về Sài Gòn đánh đập chán chê mà chẳng khai thác được gì cuối cùng chúng đày ông ra Côn Đảo. Khi được trao trả tù binh năm 1973 thì những trận đòn tù ấy đã biến Hồ Lào từ một thanh niên Vân Kiều khỏe mạnh thành “ông lão” mất 40% sức khỏe.Lặng lẽ thời bình Hòa bình lập lại, Hồ Lào trả súng cho cách mạng quay về bản Cợp. Mình về làm cái rẫy thôi - ông nghĩ thế mà chẳng quan tâm tới những giấy tờ chứng nhận tham gia kháng chiến. “Mình đánh giặc thì sáng nhưng sao học cái chữ thì tối quá. Học đấy nhưng có đọc, có viết được mô, can chi mà đòi giấy với tờ?”. Ông Nguyễn Quang Tám - nguyên Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) sau khi về hưu ra thành lập Ban liên lạc bộ đội Trường Sơn, may thay đã tìm lại được những đồng đội cũ của mình. Ông kể: “Lúc đó, Hồ Lào cực lắm. 2 vợ chồng già sống chung với gia đình 2 đứa con trai trong căn nhà sàn rách nát. Khó có thể tưởng tượng được đó là nơi trú ngụ cho hơn chục con người bởi nó được làm bằng 5 loại vật liệu: Sàn bằng tre đập giập, mái phủ nửa phibro xi măng nửa nilon, vách chắn bằng gỗ và bìa các tông. Mưa dột tứ bề. Cả cái đại gia đình ấy đánh vật với mấy sào đất rẫy trồng cà phê, bữa đói bữa no”. Thông tin ấy được chuyển tới Báo An ninh Thủ đô và một kế hoạch giúp Hồ Lào dựng nhà mới lập tức được tiến hành. Và bây giờ thì ông đang ngồi giữa căn nhà sàn khang trang, kiên cố, uống rượu cần, cười khà khà với bà vợ Pa Lơng: “Tui nói đúng không mụ? Người Vân Kiều ham theo giặc thì giờ mất quê, lưu vong rồi. Cứ theo Bác Hồ là đúng nhất. Dù khổ mấy nhưng bạn bè, đồng đội như Báo An ninh Thủ đô tận ngoài Hà Nội cũng không quên mình”.
 Đại diện Báo An ninh Thủ đô làm lễ khánh thành bàn giao ngôi nhà mới cho ông Hồ Lào Người dân bản Cợp kéo đến nhà Hồ Lào uống rượu cần mừng ngôi nhà mới Vợ chồng cựu chiến binh Hồ Ta Bay trong niềm vui nhận nhà mới xúc động không nói nên lời
 Đại diện Báo An ninh Thủ đô làm lễ khánh thành bàn giao ngôi nhà mới cho ông Hồ Lào
 Đại diện Báo An ninh Thủ đô làm lễ khánh thành bàn giao ngôi nhà mới cho ông Hồ Lào Người dân bản Cợp kéo đến nhà Hồ Lào uống rượu cần mừng ngôi nhà mới Vợ chồng cựu chiến binh Hồ Ta Bay trong niềm vui nhận nhà mới xúc động không nói nên lời
 Người dân bản Cợp kéo đến nhà Hồ Lào uống rượu cần mừng ngôi nhà mới
 Đại diện Báo An ninh Thủ đô làm lễ khánh thành bàn giao ngôi nhà mới cho ông Hồ Lào Người dân bản Cợp kéo đến nhà Hồ Lào uống rượu cần mừng ngôi nhà mới Vợ chồng cựu chiến binh Hồ Ta Bay trong niềm vui nhận nhà mới xúc động không nói nên lời
 Vợ chồng cựu chiến binh Hồ Ta Bay trong niềm vui nhận nhà mới xúc động không nói nên lời
Hoàn cảnh cũng giống như Hồ Lào, nhưng ông Hồ Ta Bay ở bản Cà Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa thì vất vả hơn. Theo cách mạng từ năm 17 tuổi, đến nay đã 82 mùa rẫy, nhưng cựu chiến binh Hồ Ta Bay vẫn chưa có nổi một mái nhà đàng hoàng. Ngày đoàn công tác của Báo An ninh Thủ đô do Đại tá Tổng Biên tập Đào Lê Bình dẫn đầu lên khảo sát để dựng nhà mới cho Hồ Ta Bay, căn nhà trống huếch chẳng có gì đáng giá. Ông cười ngượng nghịu chỉ lên mái nhà dột nát: “Đánh giặc dễ hơn xây nhà nhiều. Đánh giặc 30 năm là thắng. Nhưng đánh cái nghèo gần 40 năm vẫn không ăn thua. Cái rẫy xấu quá. Cây cà phê bán không được nhiều nên đành ở vậy thôi”. Hôm nhận bàn giao căn nhà sàn trị giá 50 triệu đồng của CBCS và bạn đọc Báo An ninh Thủ đô giúp đỡ, Hồ Ta Bay lóng ngóng mãi mới mở được cánh cửa. chúng tôi nhắc lại câu nói lần trước, ông hấp háy mắt hóm hỉnh nói bằng thứ tiếng nửa Kinh nửa Vân Kiều: “Ngày hôm nay làm được cái nhà, coi như tui đã đánh thắng cái nghèo. Chiến công này mở đầu nhé”. Trước khi chia tay huyện Hướng Hóa - “nóc nhà” của dãy núi Trường Sơn với những địa danh cách mạng Khe Sanh, Đường 9, Làng Vây, Lao Bảo… để trở về Hà Nội, ông Nguyễn Quang Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị bắt chặt tay Trung tá Nguyễn Tiến Chính và từng thành viên đoàn công tác Báo An ninh Thủ đô. Ông xúc động nói: “Những hoạt động nghĩa tình, đền ơn đáp nghĩa của CBCS và bạn đọc Báo An ninh Thủ đô dành cho các gia đình chính sách, người có công với đất nước của tỉnh Quảng Trị chúng tôi thật ý nghĩa và thiết thực, đặc biệt đúng vào dịp kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27-7 năm nay. Chúng tôi xin cảm ơn Báo An ninh Thủ đô cùng các chiến sĩ CA Thủ đô và người dân Thủ đô Hà Nội”.