- Phát hiện 1 cán bộ ngân hàng chiếm đoạt gần 50 tỷ đồng
- Rủi ro đạo đức trong ngân hàng
- Tạo doanh thu "ảo", chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng
Cụ thể, Nguyễn Hoàng Long (SN 1972, trú ở phường Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội) - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar (Tập đoàn Megastar) bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo điểm a, khoản 4, Điều 139-BLHS.
Giữ vai trò giúp sức, Lê Quỳnh Anh (vợ Long), Thái Quốc Trung (đều SN 1975), Lại Phú Chiến và Võ Tuấn Hưng (cùng SN 1978) đều là giám đốc các công ty “con” của Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar cùng bị cáo buộc phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” như Nguyễn Hoàng Long.
Nguyễn Hoàng Long (trên cùng) cùng các bị cáo liên quan
Liên quan và với tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, quy định tại Điều 179-BLHS, Nguyễn Trang Nhung (SN 1982), Nguyễn Văn Hoan (SN 1983), Nguyễn Anh Quang (SN 1987), Đỗ Tuấn Anh (SN 1989) từng là Phó giám đốc và cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Hai Bà Trưng (Seabank Hai Bà Trưng) cũng lần lượt phải “dắt nhau” ra tòa.
Trước đó, quá trình trả hồ sơ điều tra bổ sung, các cơ quan tố tụng đã đình chỉ bị can đối với 3 người, trong đó có bà Nguyễn Thị Sở (SN 1946, mẹ vợ Long) và Vũ Thị Hải Yến (SN 1985) do xuất hiện chứng cứ mới thể hiện họ không phạm tội hoặc chưa đến mức phải xử lý bằng hình sự.
Cáo trạng truy tố 9 bị cáo nêu trên thể hiện, do cần vốn kinh doanh và trả nợ nên từ tháng 8 đến tháng 12-2011, Nguyễn Hoàng Long đã móc nối với giám đốc các doanh nghiệp thuộc Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar, đồng thời thông đồng với Nguyễn Thị Hương Giang – Giám đốc Seabank Hai Bà Trưng tạo lập hàng loạt hợp đồng mua bán sắt thép, hợp đồng cho thuê kho bãi và hợp đồng tín dụng… để vay 29,5 tỷ đồng.
Thế nhưng trên thực tế, hầu hết các hợp giữa Long cùng đồng phạm với Seabank Hai Bà Trưng đều là giả tạo. Qua đó, Chủ tịch Tập đoàn Megastar cùng đồng phạm đã chiếm đoạt 18,2 tỷ đồng của ngân hàng. Tuy nhiên đến nay, hậu quả vụ án đã cơ bản được khắc phục.
Đối với Nguyễn Trang Nhung, trong thời gian giữ chức Phó giám đốc Seabank Hai Bà Trưng đã trực tiếp ký duyệt 1 hợp đồng cho vay tín dụng, đồng thời “bút phê” vào các thủ tục thế chấp tài sản liên quan đến hợp đồng này. Thế nhưng thực tế Long cùng đồng phạm không hề có tài sản bảo đảm đối với khoản tiền vay tương ứng.
Tương tự, 3 bị cáo từng là cán bộ, nhân viên Seabank Hai Bà Trưng bị xem xét trách nhiệm trong vụ án cũng đã vi phạm các quy định đối với tổ chức tín dụng khi cố ý hoặc vô tình để “lọt” hồ sơ vay vốn không đủ điều kiện… Hành vi của nhóm cán bộ Seabank Hai Bà Trưng được xác định là đã góp phần để Chủ tịch Tập đoàn Megastar cùng đồng phạm chiếm đoạt hơn 18 tỷ đồng.
Đặc biệt, Nguyễn Thị Hương Giang – cựu Giám đốc Phòng giao dịch Hai Bà Trưng của Seabank được xác định là đã có hàng loạt hành vi khi “bật đèn xanh”, trực tiếp thông đồng với Long và chỉ đạo các nhân viên dưới quyền thực hiện trái quy định Luật các Tổ chức tín dụng.
Thế nhưng ngay khi nhận thấy các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra thì ngày 28-6-2012 Nguyễn Thị Hương Giang đã xuất cảnh ra nước ngoài hòng trốn tránh pháp luật. Hiện tại, CQĐT đã tách rút hồ sơ đối, đồng thời phát lệnh truy nã để bắt giữ và xử lý cựu Giám đốc Seabank Hai Bà Trưng sau.
Quá trình thẩm vấn, Chủ tịch Tập đoàn Megastar cùng đồng phạm không thừa nhận hoàn toàn nội dung truy tố với lý do một số khoản vay có tài sản bảo đảm nhưng ngân hàng không chịu xác nhận. Làm rõ lời khai của Long, một số luật sư bào chữa đã chỉ ra 2 trong số hàng loạt hợp đồng tín dụng với Seabank Hai Bà Trưng hiện vẫn đang được đăng ký giao dịch bảo đảm (tương ứng hơn 5 tỷ đồng) tại cơ quan chức năng.
Trước tình tiết mới và khá bất ngờ nêu trên nên sau nửa ngày làm việc thứ hai, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã buộc phải rút vào hội ý, rồi sau đó đi đến quyết định hoãn tòa để thẩm tra những tài liệu mà luật sư nêu ra.