- Một bị cáo trong vụ gian lận điểm thi ở Sơn La bất ngờ rút kháng cáo
- Trung tâm ngoại ngữ ôm tiền đột ngột biến mất: Học viên phải làm gì?
- Người lao động được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện về độ tuổi và thời gian đóng bảo hiểm xã hội
![]() |
Giấy khám sức khỏe phải do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp thông qua khám bệnh đúng theo quy định (Ảnh minh họa) |
Luật sư trả lời:
Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định, cá nhân đến cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện theo quy định, nộp hồ sơ khám sức khỏe tương ứng với từng đối tượng. Cơ sở khám sức khỏe sẽ đối chiếu ảnh, đóng dấu giáp lai vào ảnh, kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ chứng minh nhân thân và hướng dẫn quy trình khám sức khỏe. Sau khi khám, cá nhân sẽ được trả giấy khám sức khỏe có kết luận của bác sĩ.
Các trường hợp khám sức khỏe không đúng các trình tự, thủ tục nêu trên hoặc không đến khám sức khỏe thực tế mà mua giấy khám sức khỏe (dù giấy do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp với con dấu và chữ ký chính xác) đều là giấy giả. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức, theo điều 341 BLHS 2015.
Ngoài ra, việc sử dụng giấy khám sức khỏe giả để bổ sung vào hồ sơ xin việc, hồ sơ tuyển dụng, nếu bị phát hiện có thể bị các doanh nghiệp, cơ quan quản lý xử lý kỷ luật như buộc thôi việc, không tiếp tục bổ nhiệm.
![]() |
Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Đoàn Luật sư Hà Nội) |
Nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định, công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức sẽ bị phạt cảnh cáo. Trường hợp sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ sẽ bị cách chức; để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ bị buộc thôi việc. Nghị định 27/2012/NĐ-CP cũng quy định hình thức kỷ luật tương tự đối với viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp.