- Lao ô tô chặn kẻ cướp, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Phá ATM nhưng chưa lấy được tiền, phạm tội gì?
- Chế ảnh sex, phát tán lên mạng phạm tội gì?

Trả lời: Theo Điều 123, Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Do vậy, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Giao dịch giữa bạn và ông trưởng phòng hành chính nhân sự kia về số tiền 300 triệu đồng để ông ta lo “chạy” việc cho con bạn là hành vi trái pháp luật vì nội dung và mục đích của giao dịch vi phạm điều cấm của luật pháp, nên bị coi là vô hiệu. Theo đó, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận, bạn hoàn toàn có quyền đòi lại số tiền nói trên. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/huyện nơi ông trưởng phòng kia đang cư trú để yêu cầu giải quyết.

Luật sư lê hồng vân Đoàn Luật sư Hà Nội
Ngoài ra, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, hành vi của ông trưởng phòng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự. Bạn có thể trình báo với cơ quan công an, tố cáo về hành vi chiếm đoạt tài sản của ông ta.