Đón chào ngày mới 6 - 6 - 2011

(ANTĐ) - Gần 40 năm qua, Ngày Môi trường Thế giới 5-6 đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng, ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Đón chào ngày mới 6 - 6 - 2011

(ANTĐ) - Gần 40 năm qua, Ngày Môi trường Thế giới 5-6 đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng, ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Vui chơi bổ ích trong kỳ nghỉ hè đối với trẻ em rất cần thiết. Ảnh: Phú Khánh
Vui chơi bổ ích trong kỳ nghỉ hè đối với trẻ em rất cần thiết. Ảnh: Phú Khánh

Với chủ đề “Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên”, Ngày Môi trường Thế giới năm nay đã có hơn 100 quốc gia hưởng ứng, trong đó có Việt Nam.  Theo tính toán, mỗi năm thế giới mất đi khoảng 2,5-4,5 nghìn tỷ USD do nạn phá rừng và suy thoái rừng, nhiều hơn thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra cách đây vài năm. Con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường từ thiên nhiên nếu ngay bây giờ không có những biện pháp hữu hiệu và kịp thời để bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.

Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội ngày càng gia tăng nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm chất thải rắn, nước thải và không khí. Chính vì vậy, TP Hà Nội đã ban hành các văn bản pháp quy, xây dựng các chương trình, kế hoạch đề án vừa có tính trước mắt và lâu dài nhằm kiềm chế, ngăn chặn tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trường; khuyến khích nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới,... Tuy nhiên, để thực hiện được những giải pháp trên cần có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền TP, sự vào cuộc của các cấp ngành địa phương và đặc biệt là sự tham gia của người dân.

Thưa bạn đọc!

Hè đến là thời điểm nở rộ các lớp học về kỹ năng sống cho trẻ, nhưng những lớp học này có chi phí khá cao. Chúng dường như chỉ dành cho các gia đình khá giả, với phụ huynh là những người có ý thức tốt về việc phải trang bị những kỹ năng mềm cho con em mình... Với đa số còn lại - bao gồm cả người lớn - khả năng nhận thức các tình huống nguy hiểm và kỹ năng thoát hiểm dường như chỉ dừng ở con số 0.

Tại sao lại có lỗ hổng này? Bởi trong tất cả các cấp học ở nước ta hiện nay, các em không được trang bị những kiến thức về kỹ năng sống. Trong khi đó, tại nhiều nước, việc đào tạo ý thức và các kỹ năng đối mặt với nguy hiểm được đưa vào giáo dục ở từng cấp học, các chương trình đào tạo thường rất bài bản và đặc biệt đã chú ý rèn luyện trẻ từ độ tuổi mầm non.

Trẻ em qua các khóa học được rèn luyện cách đương đầu với sợ hãi, ứng phó với tình huống nguy hiểm một cách tự tin. Hy vọng những bài huấn luyện này sẽ được đưa vào chương trình đào tạo cho học sinh trong thời gian tới để tất cả các em đều có được kỹ năng xử lý tình huống hợp lý khi gặp hiểm nguy.

Chúc bạn đọc một tuần mới sức khỏe và thành công!

ANTĐ