Đề xuất mới nhất về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Tại Dự thảo Nghị định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP, Bộ Thông tin Truyền thông đã đề xuất quy định mới về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử.

Tại Dự thảo Nghị định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP, Bộ Thông tin Truyền thông đã đề xuất quy định mới về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử

Điều 6 dự thảo nêu rõ, đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử gồm:

Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được cơ quan báo in, báo điện tử sử dụng tác phẩm trả nhuận bút;

Lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên và những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến sáng tạo tác phẩm báo chí được trả thù lao;

Người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí được trả thù lao.

Sắp có quy định mới về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử?

Sắp có quy định mới về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử?

Cũng theo dự thảo, với tác phẩm do cơ quan báo in, báo điện tử tự xây dựng bản thảo, nhuận bút, thù lao được tính trong chi phí cấu thành đơn giá của từng thể loại trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử.

Với tác phẩm của người không hưởng lương tại cơ quan báo in, báo điện tử, nhuận bút được tính như đối với tác phẩm do cơ quan báo in, báo điện tử tự xây dựng bản thảo; thù lao được tính trong chi phí cấu thành đơn giá của từng thể loại trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử.

Đối với cơ quan báo in, báo điện tử tự bảo đảm chi phí hoạt động, việc trả nhuận bút, thù lao cao hơn mức bình quân chung do Tổng biên tập quyết định căn cứ vào chất lượng, thể loại, nhưng không vượt quá định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước quy định.

Tác giả bản dịch từ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt hoặc ngược lại hưởng từ 40-65% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại tương ứng bằng tiếng Việt. Mức nhuận bút do Tổng biên tập quyết định.

Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số hưởng thêm 10-20% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại. Mức nhuận bút do Tổng biên tập quyết định.

Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác hưởng thêm 30-50% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại. Mức nhuận bút do Tổng biên tập quyết định.

Tác giả của tác phẩm thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm được hưởng thêm tối đa bằng mức nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại.

Đối với báo điện tử, nhuận bút, thù lao thông tin do độc giả cung cấp sẽ do Tổng biên tập quyết định, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.

Đối với các bài phỏng vấn, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn được cơ quan báo chí trả nhuận bút theo quy chế của cơ quan báo chí.

Thù lao đối với người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí do Tổng biên tập quyết định dựa trên mức đóng góp vào việc sáng tạo tác phẩm.

Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đã bỏ toàn bộ các quy định về Quỹ nhuận bút trong hoạt động báo chí.