An ninh Thủ đô lần thứ 3 liên tiếp đoạt giải A - Giải báo chí về Phát triển văn hóa Hà Nội năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

ANTD.VN - Với loạt bài 5 kỳ “Số hóa để di sản hồi sinh và khơi dòng lịch sử”, nhóm tác giả gồm Vân Quế - Tả Minh - Trần Quân - Tuấn Dũng của An ninh Thủ đô đã đoạt giải A giải Báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ V - năm 2022. Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong 5 mùa giải của cuộc thi, An ninh Thủ đô giành giải cao nhất.

Tối ngày 2-10-2022, Lễ trao giải Báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ V - năm 2022 đã diễn ra trang trọng tại khu Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long.

Tới dự buổi lễ, về phía các cơ quan Trung ương có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lại Xuân Môn - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Các đại biểu tham dự buổi lễ trao giải

Các đại biểu tham dự buổi lễ trao giải

Về phía thành phố Hà Nội có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố, thành viên Ban tổ chức, thành viên Ban giám khảo, các tác giả tham dự và đoạt giải.

Năm nay, giải Báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ V - năm 2022 tiếp tục thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo phóng viên và các cơ quan báo chí. Ban Tổ chức đã tiếp nhận 265 tác phẩm của 40 đơn vị, cơ quan báo chí, trong đó có 96 tác phẩm báo in, 113 tác phẩm báo điện tử, 17 tác phẩm phát thanh, 39 tác phẩm truyền hình.

Theo đánh giá của Hội đồng chấm giải, năm nay các tác phẩm báo chí dự thi có nội dung và hình thức thể hiện phong phú, đa dạng, chất lượng đồng đều hơn. Nhiều tác phẩm báo chí được chuẩn bị công phu, bám sát thực tiễn, phản ánh đúng, trúng và kịp thời các vấn đề trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong xã hội.

Ban tổ chức trao giải cho nhóm tác giả An ninh Thủ đô đoạt giải A cuộc thi

Ban tổ chức trao giải cho nhóm tác giả An ninh Thủ đô đoạt giải A cuộc thi

Với tinh thần khách quan, công tâm và trách nhiệm cao, Hội đồng chấm giải đã thống nhất bình chọn được 2 cơ quan báo chí đồng hạng xuất sắc là Báo Kinh tế Đô thị, Trung tâm truyền hình Thông tấn và 33 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất để trao giải. Trong đó có 3 giải A, 5 giải B, 10 giải C, 15 giải Khuyến khích. Những kết quả đạt được thể hiện tình yêu và tinh thần lao động nghiêm túc, sáng tạo, trách nhiệm của người làm báo đối với Thủ đô Hà Nội.

Trong 3 giải A được trao lần này có loạt bài 5 kỳ “Số hóa để di sản hồi sinh và khơi dòng lịch sử” của nhóm tác giả gồm Vân Quế - Tả Minh - Trần Quân - Tuấn Dũng (An ninh Thủ đô). Loạt bài thể hiện đầy đủ thực trạng, phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp và khái quát hóa câu chuyện của cá nhân, một ngành, của bảo tàng, thế giới và chúng ta trong sứ mệnh bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản.

Loạt bài đã dựa trên 2 quyết định quan trọng của Thủ tướng Chính phủ về văn hóa. Đó là Quyết định số 1909/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 12-11-2021. Quyết định số 2026/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 2-12-2021.

Các tác giả đoạt giải A cuộc thi chụp ảnh lưu niệm

Các tác giả đoạt giải A cuộc thi chụp ảnh lưu niệm

Trong vòng 21 ngày, hai quyết định nêu bật tầm quan trọng của văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng và phát triển hài hòa với kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế; thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ mới, hiện đại và biến đổi kinh tế - xã hội, con người do tác động của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng…

Đặc biệt, hai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu bật mục tiêu “Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc”, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ “Thực hiện số hóa và lập bản đồ số di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu. Nâng cấp và khai thác có hiệu quả ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam phù hợp với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”; “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững; bảo đảm tích hợp được vào khung kiến trúc Chính phủ điện tử và Hệ tri thức Việt số hóa”; “Đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, bảo đảm đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi”.

2 giải A còn lại được trao cho loạt bài “Không gian văn hoá vỉa hè đi về đâu?” của Thanh Loan -Quang Tấn (Báo Kinh tế và Đô thị); "Bữa cơm 1K cho các bệnh nhi" của nhóm tác giả VTV digital.

Hình ảnh về loạt bài 5 kỳ của nhóm tác giả Vân Quế - Tả Minh - Trần Quân - Tuấn Dũng được đăng tải trên báo in An ninh Thủ đô:

Kỳ 1: Con đường giải mã bí ẩn phế tích bằng công nghệ Chuyện của một người: Số hóa di sản thế nào và để làm gì?

Kỳ 1: Con đường giải mã bí ẩn phế tích bằng công nghệ

Chuyện của một người: Số hóa di sản thế nào và để làm gì?

Kỳ 2: Ước mơ số hóa để đi vào quá khứ, bước trong lịch sử Chuyện của một ngành: Cần đặt ra mục tiêu chính để điều chỉnh mức độ ưu tiên

Kỳ 2: Ước mơ số hóa để đi vào quá khứ, bước trong lịch sử

Chuyện của một ngành: Cần đặt ra mục tiêu chính để điều chỉnh mức độ ưu tiên

Kỳ 3: Đường dài còn lắm gian nan Chuyện của bảo tàng: Đối mặt rủi ro vẫn quyết tâm số hóa di sản

Kỳ 3: Đường dài còn lắm gian nan

Chuyện của bảo tàng: Đối mặt rủi ro vẫn quyết tâm số hóa di sản

Kỳ 4: Giữ di sản theo cách khoa học nhất cho thế hệ mai sau Chuyện của thế giới: Để di sản không bao giờ tan biến

Kỳ 4: Giữ di sản theo cách khoa học nhất cho thế hệ mai sau

Chuyện của thế giới: Để di sản không bao giờ tan biến

Kỳ 5: Cơ hội định danh, đưa cổ vật trở về Chuyện của chúng ta: Mỗi di sản của Việt Nam đều có hiện diện số và hình thành bản di sản số

Kỳ 5: Cơ hội định danh, đưa cổ vật trở về

Chuyện của chúng ta: Mỗi di sản của Việt Nam đều có hiện diện số và hình thành bản di sản số