- Đại biểu Quốc hội kiến nghị Bộ Công an làm rõ dấu hiệu lừa đảo, lừa dối khách hàng trong bảo hiểm nhân thọ
- ĐBQH: Hiện tượng cán bộ sợ trách nhiệm lan rộng từ trung ương tới địa phương
Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh bày tỏ sự quan tâm tới tình trạng bạo lực học đường đang có diễn biến phức tạp hiện nay. Đại biểu phân tích, nguyên nhân của tình trạng này là trẻ muốn nhận được nhiều sự chú ý hơn, vì vậy, môi trường giáo dục cần đáp ứng nhu cầu này của các em.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cũng cho rằng, mỗi trẻ em đều có năng lực, năng khiếu ở một số bộ môn, lĩnh vực, môi trường giáo dục cần tạo điều kiện để công nhận, khuyến khích năng lực cá nhân đó của mỗi trẻ em.
Ngành giáo dục cần có cơ chế để các em có cơ hội, dù là hoạt động cá nhân hay trong nhóm, được xuất hiện mỗi tháng một lần trước lớp, mỗi năm một lần trước trường để thể hiện bản thân, được hòa nhập với các bạn, thỏa mãn nhu cầu được công nhận, để các em không có xu hướng sử dụng bạo lực trong môi trường học đường.
Điều này cũng giúp các em có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày trước đám đông mà hiện nay học sinh, sinh viên còn đang thiếu, giúp hình thành thói quen tốt trong làm việc nhóm sau này, tuân thủ thời gian làm việc, tôn trọng ý kiến đã thống nhất…
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) phát biểu thảo luận |
Cũng theo đại biểu, có một thực trạng là hiện con cái đang có xu hướng cãi lại lời khuyên của cha mẹ. Do vậy, cần có sự phân định rõ ràng, việc nào thuộc trách nhiệm của gia đình, việc nào là trách nhiệm của nhà trường đối với trẻ em.
Đại biểu cho biết, trong môi trường học đường, các thầy cô có kỹ năng sư phạm và công bằng hơn đối với tất cả học sinh, nên cần ưu tiên dạy điều hay lẽ phải, để trẻ có suy nghĩ, lối sống, sinh hoạt hàng ngày chuẩn mực. Cha mẹ cần tập trung chăm sóc, làm gương tốt cho con, theo dõi, nhắc nhở các con thực hiện những gì thầy cô đã dạy. Con ngoan thường là trò giỏi, con hư là trò hỏng. Điều này cho thấy gia đình, nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ. Giữa nhà trường và gia đình cần có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ để trẻ được phát triển toàn diện.
Ngoài ra, đại biểu cũng quan tâm đến việc sử dụng trang phục áo dài ngũ thân trên nghị trường. Đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét đưa một nội dung vào Nghị quyết Kỳ họp này cho phép đại biểu được mặc áo dài ngũ thân tại các phiên họp, khi viếng lăng Bác và trong lễ chào cờ bên cạnh trang phục comple. Điều này nhằm giúp đại biểu có thêm lựa chọn được mặc trang phục truyền thống.