- Cần có chế tài xử lý trường hợp định giá thấp tài sản, giá trị doanh nghiệp
- Làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế khi chưa phân bổ chi tiết 1.416 tỷ đồng
Cần quy định doanh nghiệp tự thành lập quỹ để bổ sung vốn, không phải đi xin
Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp sáng nay, 23-11, về nguyên tắc, thẩm quyền quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp, theo đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), Điều 31 dự thảo Luật quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư tiền vốn của doanh nghiệp lại do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định là không phù hợp bởi 2 lý do:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư vốn của doanh nghiệp là vi phạm và nguyên tắc không can thiệp vào hoạt động quản trị của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải được toàn quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
Cơ quan đại diện chủ sở hữu không am hiểu về lĩnh vực và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên quyết định chủ trương đầu tư không thể có đủ căn cứ và kinh nghiệm bằng doanh nghiệp. Khi cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư, còn doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, nếu thất bại thì không biết qui trách nhiệm cho ai, không ai chịu trách nhiệm. Điều này sẽ làm nảy sinh cơ chế xin cho và trốn tránh trách nhiệm khi hậu quả xảy ra thất thoát.
![]() |
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận |
Do vậy, đại biểu đề nghị bỏ quy định về cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư, mà giao trách nhiệm cho doanh nghiệp phải quyết định đầu tư và phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Tuy nhiên, để cơ quan đại diện chủ sở hữu kiểm soát được rủi ro trước khi đầu tư thì dự án đầu tư phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu, trước khi doanh nghiệp quyết định đầu tư.
Về thẩm quyền quyết định chiến lược, kế hoạch, danh mục cơ cấu lại vốn (Điều 14), theo đại biểu Hoàng Văn Cường, bất kể doanh nghiệp nào cũng phải xây dựng chiến lược kinh doanh. Do vậy, khoản 1, Điều 14 nên sửa lại là: Cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước chỉ có vai trò quyết định, phê duyệt chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Với doanh nghiệp có dưới 100% nhưng trên 50% vốn nhà nước thì cơ quan chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để HĐQT doanh nghiệp phê duyệt chiến lược kinh doanh theo định hướng của cơ quan chủ sở hữu.
Theo đó, điểm b khoản 2, Điều 14, nên sửa lại là: Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn giao chi tiêu kế hoạch cho doanh nghiệp. Danh mục chỉ tiêu kế hoạch giao bao gồm: Nhiệm vụ chính trị doanh nghiệp phải thực hiện; Bảo toàn phát triển vốn; Trích nộp lợi nhuận về cho ngân sách qua cơ quan đại diện chủ sở hữu; Chỉ tiêu đặc thù khác, thùy theo từng lĩnh vực hoạt động câu doanh nghiệp.
Với quy định như vậy thì doanh nghiệp sẽ tự thành lập quỹ để bổ sung vốn, không phải đi xin như trường hợp của Ngân hàng VCB hiện nay.
Phải dành lợi nhuận để trích quỹ đầu tư phát triển, dự phòng rủi ro
Về phân phối lợi nhuận sau thuế, dự thảo Luật quy định, doanh nghiệp được chi trả tiền lương, tiền công, thù lao cho người lao động theo hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh câu doanh nghiệp. Trong khi đó, Điều 15 lại quy định “doanh nghiệp được trích không quả 3 tháng lượng thực hiện để lập quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động...”.
Như vậy, cùng một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh như nhau, nếu doanh nghiệp xác định mức trả lương rất cao thì lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp ít. thậm chí không có lợi nhuận, nên không có nguồn để trích quỹ đầu tư phát triển. không nộp ngân sách, không trích quỹ khen thưởng và phúc lợi, nhưng mức được hưởng của người lao động lại rất nhiều vì được trả lương cao.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp xác định mức lương thấp, thì phần lợi nhuận sẽ nhiều, có nguồn để trích quỹ đầu tư phát triển, nộp ngân sách nhà nước, có nguồn trích tối đa 3 tháng lương để làm quỹ khen thưởng và phúc lợi, nhưng tổng mức thu nhập của người lao động được hưởng lợi sẽ thấp. Như vậy người lao động không được hưởng thu nhập theo kết quả kinh doanh.
Do vậy, sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước qua các chỉ tiêu kế hoạch được cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn giao thì phần lợi nhuận còn lại thuộc quyền quyết định của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động sẽ được hưởng theo phần lợi nhuận còn lại này.
Từ phân tích trên, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị sửa lại Điều 15 là sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước theo kế hoạch được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao, phần lợi nhuận còn lại được sử dụng để trích lập quỹ đầu tư phát triển, trả thu nhập tăng thêm cho người lao động và trích lập các quỹ khác.
Để tránh tình trạng doanh nghiệp phân phối hết lợi nhuận để tăng thu nhập cho người lao động mà không dành để đầu tư phát triển mở rộng, lập quỹ dự phòng ... cần quy định: Phải dành lợi nhuận để trích quỹ đầu tư phát triển, trích quỹ dự phòng rủi ro, phần còn lại tự quyết định phân phối tăng thu nhập cho người lao động. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ tối thiểu phải trích quỹ.
Về cơ quan, người đại diện chủ sở hữu vốn (Chương VI), Điều 40 nên đưa ra tiêu chí phân loại doanh nghiệp nào thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu: Các doanh nghiệp có chức năng thực hiện nhiệm vụ chính trị là chính, là công cụ để Chính phủ điều tiết, dẫn dắt nền kinh tế thì thuộc các Bộcơ quan ngang bộ, cơ quan chính phủ;
Các doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công ích của các địa phương thì cơ quan đại diện chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân các tỉnh/ Thành phố;
Các doanh nghiệp hoạt động phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội thì cơ quan đại diện chủ sở hữu là các Tổ chức chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội...;
Các doanh nghiệp còn lại hoạt động với mục tiêu lợi nhuận là chính thì thuộc cơ quan được chính phủ giao cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Về trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, phải bổ sung trách nhiệm về bảo toàn vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý; phải chịu trách nhiệm về các quyết định đối với doanh nghiệp thuộc quyền quản lý. Riêng tổ chức do chính phủ giao là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn đối với các doanh nghiệp có mục tiêu vì lợi nhuận có trách nhiệm như một cơ quan kinh doanh vốn và được hưởng quyền lợi theo kết quả kinh doanh…